Trung Quốc tiếp tục cung cấp dầu thô cho Triều Tiên bất chấp lệnh cấm vận

Mới đây, sự kiện các tàu chở dầu của Trung Quốc vẫn tiếp tục vận chuyển đến Triều Tiên đã khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà Trắng quan ngại.

Sáng ngày 28/12, Tổng thống Trump cho biết ông “rất thất vọng khi Trung Quốc vẫn cung cấp dầu cho Triều Tiên” và lo ngại những động thái này sẽ ngăn cản “tiến trình hòa bình” với chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. 

Sau khi bị phê phán trên một số hãng tin của Hàn Quốc và Mỹ, Trung Quốc khẳng định các điều khoản cấm vận của Liên Hiệp Quốc với Triều Tiên không yêu cầu dừng lại các giao dịch dầu mỏ tư nhân.

Tổng thống Mỹ Donald Trump – Ảnh: Reuters

Từ tháng 9, chính quyền Washington đã đẩy mạnh việc kêu gọi các nước trừng phạt Triều Tiên về các vụ phóng thử tên lửa hạt nhân và cho biết sự hợp tác toàn diện của Trung Quốc là yếu tố then chốt giải quyết vấn đề này.

Trong tuần trước, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thống nhất các điều khoản cấm vận với Triều Tiên, bao gồm lệnh hạn chế tới 90% số lượng dầu thô và dầu tinh luyện nhập khẩu vào nước này, chỉ duy trì mức 500.000 thùng/năm.

Trước đề xuất cấm vận khắt khe và trừng phạt nặng hơn nếu Bình Nhưỡng có thêm động thái đe dọa an ninh khu vực của Mỹ, Trung Quốc và Nga yêu cầu cần thêm thời gian cân nhắc.

Theo các chuyên gia từ Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, việc giao quyền cấm vận cho Trung Quốc có rất nhiều sơ hở và không hiệu quả nhưng chính quyền Bắc Kinh kiên quyết bác bỏ nghi vấn này. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ren Guoqiang khẳng định cả chính phủ và quân đội Trung Quốc đều thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Liên Hợp Quốc.

Theo Reuters và Chosun Ilbo, hình ảnh từ các vệ tinh an ninh đã phát hiện 30 chuyển tàu biển chở dầu tới Triều Tiên riêng trong tháng 10.

Trước tình hình này, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Michael Cavey đã nhắc lại điều khoản cấm vận và kêu gọi các quốc gia khác cần phối hợp thực hiện mạnh mẽ hơn nữa: “Chúng tôi mong rằng Trung Quốc sẽ chấm dứt mọi quan hệ kinh tế với Triều Tiên trên mọi lĩnh vực như cung cấp xăng dầu, du lịch và thương mại. Điều này cần sự phối hợp của các quốc gia lân cận”.

Nguồn tin: doisongphapluat.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu ngày 2/6 bất ngờ giảm mạnh

Việc OPEC loại Nga khỏi thoả thuận dầu mỏ, cùng với đồng USD mạnh hơn khiến giá xăng dầu hôm nay rơi thẳng đứng.
Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 2/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2022 đứng ở mức 113,52 USD..

Dự báo Giá Dầu thô: Đọc Báo cáo Dầu mỏ IEA

Giá dầu thô WTI kết thúc tuần 9/3 tăng 1,42% ở mức 62,14 đô la Mỹ/thùng với tin tức truyền thông cho hay rằng Tổng thống Mỹ Trump có thể sẵn sàng đưa ra nhiều loại ngoại lệ thuế quan thép v

TT dầu TG ngày 9/1: Giá dầu Mỹ lên ngưỡng cao nhất kể từ năm 2015

 
Giá dầu Mỹ đạt mức cao nhất kể từ năm 2015 do các nhà đầu cơ đặt cược giá tăng trong tương lai, trong bối cảnh OPEC cắt giảm sản lượng và hoạt động khoan dầu tại Mỹ giảm.
Dầu thô WTI kỳ hạn của Mỹ ở..

Ngày mai, giá xăng dầu tăng lần thứ 6 liên tiếp?

 Diễn biến giá xăng dầu thế giới tăng đã gây sức ép khiến giá xăng dầu trong nước liên tiếp điều chỉnh tăng trong 5 lần gần đây. Ngày mai (5/10), giá xăng lại vào kỳ điều chỉnh v..