Trung Quốc tiếp tục cung cấp dầu thô cho Triều Tiên bất chấp lệnh cấm vận

Mới đây, sự kiện các tàu chở dầu của Trung Quốc vẫn tiếp tục vận chuyển đến Triều Tiên đã khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà Trắng quan ngại.

Sáng ngày 28/12, Tổng thống Trump cho biết ông “rất thất vọng khi Trung Quốc vẫn cung cấp dầu cho Triều Tiên” và lo ngại những động thái này sẽ ngăn cản “tiến trình hòa bình” với chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. 

Sau khi bị phê phán trên một số hãng tin của Hàn Quốc và Mỹ, Trung Quốc khẳng định các điều khoản cấm vận của Liên Hiệp Quốc với Triều Tiên không yêu cầu dừng lại các giao dịch dầu mỏ tư nhân.

Tổng thống Mỹ Donald Trump – Ảnh: Reuters

Từ tháng 9, chính quyền Washington đã đẩy mạnh việc kêu gọi các nước trừng phạt Triều Tiên về các vụ phóng thử tên lửa hạt nhân và cho biết sự hợp tác toàn diện của Trung Quốc là yếu tố then chốt giải quyết vấn đề này.

Trong tuần trước, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thống nhất các điều khoản cấm vận với Triều Tiên, bao gồm lệnh hạn chế tới 90% số lượng dầu thô và dầu tinh luyện nhập khẩu vào nước này, chỉ duy trì mức 500.000 thùng/năm.

Trước đề xuất cấm vận khắt khe và trừng phạt nặng hơn nếu Bình Nhưỡng có thêm động thái đe dọa an ninh khu vực của Mỹ, Trung Quốc và Nga yêu cầu cần thêm thời gian cân nhắc.

Theo các chuyên gia từ Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, việc giao quyền cấm vận cho Trung Quốc có rất nhiều sơ hở và không hiệu quả nhưng chính quyền Bắc Kinh kiên quyết bác bỏ nghi vấn này. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ren Guoqiang khẳng định cả chính phủ và quân đội Trung Quốc đều thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Liên Hợp Quốc.

Theo Reuters và Chosun Ilbo, hình ảnh từ các vệ tinh an ninh đã phát hiện 30 chuyển tàu biển chở dầu tới Triều Tiên riêng trong tháng 10.

Trước tình hình này, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Michael Cavey đã nhắc lại điều khoản cấm vận và kêu gọi các quốc gia khác cần phối hợp thực hiện mạnh mẽ hơn nữa: “Chúng tôi mong rằng Trung Quốc sẽ chấm dứt mọi quan hệ kinh tế với Triều Tiên trên mọi lĩnh vực như cung cấp xăng dầu, du lịch và thương mại. Điều này cần sự phối hợp của các quốc gia lân cận”.

Nguồn tin: doisongphapluat.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Phương Tây vội vàng kiềm chế doanh thu từ dầu mỏ của Nga mà không làm tăng giá

Hoa Kỳ, EU và G7 đã xa lánh và cấm dầu của Nga sau khi Nga xâm lược Ukraine. Nhưng phương Tây đã không hạn chế được đóng góp quan trọng nhất vào ngân sách chiến tranh của Vladimir Putin – doanh thu từ dầu mỏ.
Mỹ và EU, cùng với các đối tác G7 là A..

Ả Rập Xê Út dự kiến ​​giảm giá dầu xuất khẩu sang châu Á | Hoanghungpetro.com.vn

Ả Rập Saudi, nhà xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, dự kiến ​​sẽ giảm giá ho loại dầu thô hàng đầu của mình sang châu Á trong tháng 10 trong bối cảnh nhu cầu nhiên liệu trì trệ và sự cạnh tranh gia tăng từ các khu vực khác, một cuộc khảo sát c..

Thanh Hóa xin dừng nhập xăng vì Lọc dầu Nghi Sơn: Khó

Theo thành viên Ủy ban Kinh tế, việc dùng biện pháp hành chính để can thiệp vào kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường là không phù hợp. 
Ngày 5/7, ông Nguyễn ..

Liệu nguồn vung dầu toàn cầu sẽ nới lỏng hơn nữa từ tháng 1?

Vào tháng 4 năm nay, các thành viên OPEC và các nhà xuất khẩu khác, từ 23 quốc gia, đã thực hiện một thỏa thuận chưa từng có về việc hạn chế khoảng 9,7 triệu thùng mỗi..