TT dầu TG ngày 22/1: Giá tăng do số giàn khoan của Mỹ sụt giảm, xung đột tại Syria

 Giá dầu tăng trong ngày hôm nay, thúc đẩy bởi hoạt động khoan dầu của Mỹ sụt giảm và cuộc chiến tại Syria giữa Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng người Kurd.

Dầu thô Brent kỳ hạn ở mức 68,79 USD/thùng, tăng 18 cent hay 0,26% so với đóng cửa phiên trước. Dầu Brent vào ngày 15/1 đã đạt 70,37 USD/thùng cao nhất kể từ tháng 12/2014.

Dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ ở mức 63,53 USD/thùng, tăng 16 cent hay 0,25% so với phiên trước. WTI cũng đánh dầu mức đỉnh kể từ tháng 12/2014 tại 64,89 USD/thùng vào ngày 16/1.

Các thương nhân chỉ ra hoạt động khoan dầu của Mỹ giảm là động lực chính thúc đẩy giá dầu thô trong ngày hôm nay.

Theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, các nhà khoan dầu Mỹ đã cắt giảm 5 giàn khoan dầu trong tuần trước (tính tới 19/1), đưa tổng số giàn khoan xuống 747 giàn.

Bất chấp việc cắt giảm, số giàn khoan trong năm 2017 và đầu năm nay vẫn cao hơn nhiều so với trong năm 2016, dẫn tới sản lượng của Mỹ tăng 16% kể từ giữa năm 2016 lên 9,75 triệu thùng/ngày.
Xung đột tại Trung Đông cũng hỗ trợ giá dầu. Tại Sytia, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh nổi dậy đã chiến đấu với lực lượng người Kurd được Mỹ ủng hộ tại tỉnh Afrin trong ngày chủ nhật 21/1, việc đẩy mạnh chiến dịch hai ngày của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại lực lượng người Kurd đã mở ra mặt trận mới trong cuộc chiến tranh nhân dân tại Syria.

Stephen Innes, giám đốc giao dịch khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại công ty môi giới kỳ hạn Oanda, Singapore cho biết xung đột giữa người Kurd và Thổ Nhĩ Kỳ thường thấy giá dầu sẽ di chuyển lên cao do vị trí chiến lược của khu vực này trong các tuyến cung cấp dầu mỏ.

Bất chấp xung đột tại Trung Đông và những nỗ lực cắt giảm sản lượng của tổ chức OPEC và Nga để hỗ trợ giá, giới phân tích cho biết các thị trường dầu mỏ đã mất đà kể từ giữa tháng 1, khi giá đạt mức cao nhất kể từ cuối năm 2014.

Công ty Bernstein Energy cho biết trong một lưu ý rằng sự sụt giảm tồn kho dầu mỏ toàn cầu gần đây, tồn kho có thể sớm bắt đầu tăng do nhu cầu giảm thường xảy ra vào cuối mùa đông ở bắc bán cầu. “Với nhu cầu toàn cầu giảm 0,5 triệu thùng/ngày trong quý 1/2018 và sự gia tăng nguồn cung của các nước trong và ngoài OPEC, chúng tôi dự kiến nguồn cung và nhu cầu sẽ trở lại cân bằng trong quý 1/2018 dẫn tới kết thúc việc tồn kho giảm mạnh chúng ta đã thấy”. Với mối quan hệ giữa tồn kho và giá dầu, điều này có nghĩa là chúng ta sẽ thấy giá dầu giảm trong thời gian tới.

Nguồn tin: Vinanet

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết để hạ nhiệt giá xăng dầu

Theo Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, hiện tại là thời điểm cần thiết để giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, đây cũng là phương án để hạ nhiệt giá xăng dầu.
Chỉ trong 2 năm tăng gấp 3 lần
Ngày 28/4/2020, giá xăng RON 95 trong nước xuống còn 11.630..

Sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu xăng dầu trong ASEAN

Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong ASEAN với lộ trình dài nhất vào năm 2024.
Theo cam kết trong Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN giai đoạn 2022-2027 (Hiệp định ATIGA), Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế nhập ..

Căng thắng chính trị tại khu vực Trung Đông đẩy giá dầu thế giới tăng

Kết thúc phiên giao dịch sáng 22/1, giá dầu quay đầu phục hồi nhờ được hỗ trợ từ hoạt động khoan dầu của Mỹ sụt giảm và xung đột ở Syria giữa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng Các đơn vị Bảo vệ nh

Giá xăng dầu hôm nay 5/2: Tuần mới đi lên | Hoanghungpetro.com.vn

Giá xăng dầu hôm nay 5/2 đang theo xu hướng đi lên bất chấp việc Mỹ đang tăng sản lượng và đà tăng của đồng USD vẫn tiếp diễn.
Giá xăng dầu hôm nay 5/2/2018, tính đến đầu giờ sáng, đang ..