TT dầu TG ngày 3/7: Giá tăng do Libya tuyên bố bất khả kháng về nguồn cung cấp

Giá dầu tăng trong ngày hôm nay sau khi Libya tuyên bố bất khả kháng về nguồn cung, nhưng sản lượng tổng thể của OPEC cũng như Mỹ tăng đã hạn chế chiều giá tăng.

Dầu thô Brent kỳ hạn ở mức 78,06 USD/thùng, tăng 76 US cent hay 1% so với đóng cửa phiên trước. Dầu thô WTI kỳ hạn của Mỹ tăng 75 US cent hay 1% lên 74,69 USD/thùng.

Các thương nhân cho biết việc gián đoạn các nguồn cung cấp của Libay đang đẩy giá trong hôm nay, lấn át sự gia tăng nguồn cung trong tháng 6 của OPEC.

Sản lượng của OPEC trong tháng 6 là 32,22 triệu thùng/ngày, theo khảo sát của Retuers, tăng 320.000 thùng/ngày so với tháng 5. Tổng sản lượng tháng 6 là cao nhất kể từ tháng 1/2018.

Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Libya (NOC) đã tuyên bố bất khả kháng về việc nạp dầu từ các cảng Zueitina và Hariga trong ngày 2/7, kết quả là thiếu hụt 850.000 thùng/ngày do đóng cửa các mỏ và các cảng miền đông.

Các thương nhân cũng đang theo dõi sản lượng dầu mỏ của Mỹ, tăng vọt 30% trong hai năm qua lên 10,9 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, tổng thể các nhà phân tích cho biết chính sách sản lượng của OPEC cũng như sự gián đoạn nguồn cung không có kế hoạch hiện nay vẫn là các yếu tố thúc đẩy giá.

Goldman Sachs cho biết “trong ngắn hạn, mức sản lượng của OPEC – triển khai công suất dự phòng của Saudi Arabia, Iraq, UAE, Kuwait ( và Nga ngoài OPEC) và gián đoạn tại Libya, Venezuela, Iran – là các yếu tố quan trọng đối với giá dầu”.

Nhu cầu chậm lại

Điều gì trở thành mội mối lo ngại, ít nhất đối với các nhà sản xuất đó là nhu cầu chậm lại có thể kết thúc nhiều năm kỷ lục liên tiếp.

Ngân hàng Braclay cho biết “tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ của Mỹ giảm đáng kể xuống 385.000 thùng/ngày trong tháng 4 so với tăng trưởng hơn 730.000 thùng/ngày trong quý 1”.

Tại châu Á, khu vực tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, nhập khẩu dầu bằng đường biển giảm kể từ tháng 5, do chi phí tăng và tranh chấp thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu tác động tới nền kinh tế.

Frederic Neumann, đồng giám đốc Asian Economic Research tại HSBC, Hong Kong cho biết “có những dấu hiệu tăng trưởng tại Trung Quốc chậm lại trong những tháng gần đây, đặc biệt chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của chính quyền địa phương. Tôi sẽ giả thiết rằng đầu tư cho cơ sở hạ tầng khá tốn kém năng lượng, vì thế có thể kích thích nhu cầu dầu”. 

Nguồn tin: Vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Mỹ tính phương án cấm nhập khẩu dầu thô từ Venezuela | Hoanghungpetro.com.vn

“Rõ ràng là việc cấm vận dầu thô, hoặc cấm bán dầu Venezuela đến Mỹ là chuyện chúng tôi đang cân nhắc” – Ngoại trưởng Mỹ Tillerson cho hay.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson c..

Hàng hóa TG sáng 19/9: Giá vàng và đường giảm, dầu và cà phê dao động

Phiên giao dịch 18/9 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 19/9 giờ VN), giá hàng hóa biến động nhẹ.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô biến động nhẹ gần s

OECD cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu

OECD đã cắt giảm mạnh các dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay và năm 2023, mà nguyên nhân trực tiếp là do Nga xâm lược Ukraine vào tháng Hai.
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế, OECD dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) t..