Ước tồn Quỹ bình ổn giá xăng dầu tại Petrolimex là 2.760 tỷ đồng

Theo thông tin từ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trước thời điểm 15h ngày 8/3, ước tồn Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) hình thành tại Petrolimex là: 2.760 tỷ đồng.

Tại kì điều hành giá xăng dầu ngày hôm qua, liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định tiếp tục chi mạnh quỹ bình ổn giá xăng với mức 704 đồng/lít với xăng E5; dầu diesel 92 đồng/lít; dầu hỏa 453 đồng/lít, dầu mazut 52 đồng/kg. Như vậy, sau khi chi quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá bán xăng E5 kế từ 15 giờ ngyà 8/3 không cao hơn 18.340 đồng/lít; dầu diesel không cao hơn 15.716 đồng/lít; dầu mazut không cao hơn 12.528 đồng/kg; dầu hỏa không cao hơn 14.560 đồng/lít.

Ước tồn Quỹ bình ổn giá xăng dầu tại Petrolimex là 2.760 tỷ đồng. Ảnh minh họa.

Từ 1/4 tới đây, Petrolimex sẽ áp dụng hóa đơn điện tử cho tất cả các công ty xăng dầu thành viên trên toàn hệ thống.

Theo đó, Phó Tổng giám đốc Petrolimex kiêm Trưởng ban dự án hóa đơn điện tử Petrolimex Trần Ngọc Năm cho biết, ngay trong tháng 3 này, Petrolimex triển khai các khóa đào tạo về quy trình sử dụng, phát hành hóa đơn điện tử cho các đơn vị thành viên thuộc Petrolimex.

Theo ông Năm, trong hai tháng vừa qua thử nghiệm và phát hành hóa đơn điện tử thay thế cho phát hành hóa đơn giấy thông thường tại Tập đoàn và Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình, mọi vấn đề phát sinh đều được Petrolimex xử lý và đến nay mọi công tác chuẩn bị như: cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ… đã sẵn sàng để có thể triển khai đồng loạt trên toàn hệ thống cửa hàng xăng dầu Petrolimex từ ngày 1/4/2018.

Ông Năm cho biết thêm, thực hiện Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Petrolimex đã nghiên cứu triển khai dự án hoá đơn điện tử từ ngày 19/5/2015 và đấu thầu để lựa chọn nhà cung cấp giải pháp có uy tín, kinh nghiệm là liên danh VNPT-Vinaphone-Dakta.

Với lợi thế sẵn có là hệ thống quản trị nguồn nhân lực ERP-SAP và hệ thống quản lý cửa hàng xăng dầu EGAS, cơ sở dữ liệu của Petrolimex đã được điện tử hóa là tiền đề cho việc phát hành hóa đơn điện tử trên toàn hệ thống thuận tiện, chính xác.

Bên cạnh đó, việc phát hành hóa đơn điện tử giúp cho việc khai thác có hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp với xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần tiết giảm chi phí và minh bạch hóa hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Theo đó, khách hàng dễ dàng nhận hóa đơn điện tử qua địa chỉ email hoặc truy cập vào trang web của Petrolimex http://hoadon.petrolimex.com.vn.

Hóa đơn được tạo lập trên hệ thống e-Invoice của Petrolimex và được lưu trữ bằng dữ liệu điện tử trên hệ thống server của Petrolimex trong thời gian 10 năm; đồng thời dễ dàng trong việc sao lưu, phục hồi, tra cứu…

Đặc biệt, việc phát hành hóa đơn điện tử sẽ giúp các cơ quan quản lý Nhà nước thuận tiện trong việc tra cứu thông tin để kiểm soát hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam.

Nguồn tin: vietq.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Petrodollar vẫn chưa chết

Rất ít yếu tố thay đổi cuộc chơi về địa lý kinh tế ngoạn mục hơn các hợp đồng dầu thô tương lai bằng đồng nhân dân tệ – đặc biệt là khi được đưa ra bởi quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất trên..

Châu Á gia tăng nỗ lực đa dạng hóa nguồn dầu khỏi Iran

Các nhà nhập khẩu dầu châu Á đang đẩy mạnh các nỗ lực đa dạng hóa nguồn dầu thô và các cơ chế thanh toán dầu của Iran sau khi Mỹ tuyên bố thúc ép người mua ho

Thỏa thuận OPEC có thể đẩy giá dầu lên 70 USD

Thỏa thuận OPEC có thể đẩy giá dầu lên lại mốc 70 USD/thùng vào năm tới, với giả định rằng tất cả đều diễn ra theo kế hoạch.
Sự kết hợp của việc tăng mức cắt giảm lên 1,7 triệu thùng mỗi ngày cộ..

Giá dầu tiếp tục leo dốc do căng thẳng tại Trung Đông và nhu cầu cao

Giá năng lượng duy trì đà tăng mạnh trong ngày 21/3 do tình hình địa chính trị căng thẳng tại Trung Đông và nhu cầu toàn cầu tăng cao bất chấp sản lượng của Mỹ tiếp tục gia tăng.