Venezuela đang để mất khách hàng mua dầu tốt nhất của mình

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cho biết trong tuần này rằng PDVSA sẵn sàng trả đũa lệnh trừng phạt tài chính từ Mỹ bằng cách ngưng xuất khẩu dầu tới nước này mà thay vào đó sẽ chuyển dầu thô đến châu Á.

Điều này có vẻ rất khó, do Hoa Kỳ là một trong những khách hàng chi trả bằng tiền mặt lớn nhất của Venezuela. Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của PDVSA ở châu Á, nhưng nó không nhận tiền bán dầu từ các lô hàng này – mà thay vào đó công ty đang dùng dầu thô để trả các khoản nợ khổng lồ của mình.

Chúng ta có thể thấy rằng nhập khẩu dầu thô của Mỹ từ Venezuela đã cực kỳ ổn định trong những năm gần đây, trung bình 773.000 thùng mỗi ngày trong năm 2014, 792.000 thùng mỗi ngày vào năm 2015 và 754.000 thùng mỗi ngày trong năm 2016. Lưu lượng ổn định là hợp lý – không  vì sự có mặt của các nhà máy lọc dầu Citgo dọc Gulf Coast Mỹ, mà các nhà máy lọc dầu Gulf Coast đang hướng tới việc lọc dầu thô nặng mà Venezuela sản xuất. Khoảng cách địa lý gần nhau cũng là một lý do quan trọng.

Tuy nhiên, xuất khẩu năm nay đã giảm đáng kể, thấp hơn gần 20 phần trăm so với mức trung bình 3 năm xuống còn 629.000 thùng mỗi ngày. Sau 5 tháng đầu năm khá thường xuyên, nhập khẩu đã sụt giảm kể từ đó, giảm xuống dưới 500.000 thùng mỗi ngày trong tháng Mười Một.

Đó là do sản lượng của Venezuela đang sụt giảm, hiện đã xuống dưới 2 triệu thùng mỗi ngày, gần mức thấp ba thập kỷ. Ngoài ra còn do các nhà máy lọc dầu của Mỹ như PBF Energy đã ngưng mua từ công ty dầu khí quốc doanh do vấn đề chất lượng và tín dụng.

Khi nhập khẩu dầu thô của Mỹ từ Venezuela tiếp tục giảm, thì PDVSA rõ ràng là đang chuyển sản phẩm tới càng nhiều các nhà cung cấp của mình càng tốt, do các nhà máy lọc dầu của chính mình trả chi phí. Việc giao hàng đến hai nhà máy lọc dầu của Citgo tại Lake Charles và Corpus Christi đã giảm xuống còn 38.000 thùng mỗi ngày trong tháng Mười Một, thấp nhất theo ghi nhận của chúng tôi, sau khi đạt trung bình hơn 200.000 thùng mỗi ngày trong mỗi ba năm trở lại đây.

Venezuela và Curacao nhập khẩu dầu nhẹ và naphtha để sử dụng như một chất pha loãng, pha trộn nó với dầu nặng của mình rồi xuất khẩu. Sau khi nhập các loại dầu khác trong những năm trước đó, kho cảng Curacao của PDVSA bắt đầu thường xuyên nhập khẩu dầu thô của Mỹ vào đầu năm ngoái.

Nó nhập khẩu chủ yếu WTI trong mỗi tháng nhưng một năm qua, với lượng dầu giao trung bình 29.000 thùng mỗi ngày suốt giai đoạn này. Nhưng sau một khởi đầu vững chắc tới năm 2017, nhập khẩu bắt đầu sụt giảm trong Q2. Sau khi vắng mặt các lô hàng trong cả tháng Tư và tháng Năm, thì đã có 500.000 thùng DSW từ kho cảng Beaumont của Enterprise. Đây là lần giao dầu thô Mỹ cuối cùng trong năm tháng qua.

Tuần trước chúng tôi nói với các khách hàng về con tàu Aframax Tulip. Nó rời kho cảng Beaumont của Enterprise với 500.000 thùng WTI vào giữa tháng 5, và đã thả neo ở Curacao kể từ đó. Sau khi chờ đợi ở đó trong sáu tháng, con tàu đã nhổ neo vào tuần trước. Có vẻ như chủ của lô hàng đã từ bỏ hy vọng rằng PdDVSA sẽ trả tiền cho dầu.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Doanh nghiệp tìm cách tăng nguồn cung xăng E5

Các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu và hoạt động trong lĩnh vực liên quan đang nỗ lực tìm cách, chuẩn bị tăng nguồn cung xăng sinh học (E5) trước thời điểm ngừng bán hoàn toàn xăng khoáng RO..

Quỹ Bình ổn giá xăng dầu còn hơn 2.800 tỉ đồng

Tính đến hết quý 1/2017, số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu còn 2.864,527 tỉ đồng. 
Bộ Tài chính vừa phát đi thông báo cho biết tổng số trích Quỹ Bình ổn gi

Tác động của Venezuela lên thị trường có thể tồi tệ hơn dự đoán

Các nhà phân tích của RBC Capital Markets cho biết, trong khi sản lượng dầu ở Venezuela sẽ”sụt giảm mạnh” trong năm 2018, mức độ tổn thất của nước này  có thể tệ hơn nhiều so với dự đoán  của ..

Mặc giá dầu giảm, Petrolimex vẫn báo lãi kỷ lục

    Ngay trước thời điểm chuẩn bị đổ bộ sàn chứng khoán, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) báo lãi đạt cao kỷ lục với lợi nhuận trước thuế 6.300,3 tỷ đồng, tăng 48% so với năm trước và vượt 58..