Việc rút khỏi thỏa thuận OPEC có thể mất đến 6 tháng để đàm phán

Theo quan chức năng lượng hàng đầu của Nga, ông Alexander Novak, việc rút khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày giữa OPEC và các nước tham gia ngoài nhóm này có thể mất đến 6 tháng để thương lượng.

Bộ trưởng nói: “Đây là một quá trình cần thảo luận. Có thể mất ba tháng hay nửa năm. Một khoảng thời gian cụ thể sẽ được xem xét, tùy thuộc vào nhu cầu trong tương lai.”

Novak nói rằng việc đàm phám rút lui sớm không phản ánh bất kỳ mong muốn nào từ các quan chức lãnh đạo Nga về việc từ bỏ thỏa thuận, đã diễn ra trong 2017, đang cho phép giá thùng dầu Brent đã phục hồi lên tới hơn 60 USD.

Tuần trước, OPEC và các đối tác không thuộc OPEC đã đồng ý mở rộng thỏa thuận này cho đến cuối năm 2018, nhưng nhóm này bao gồm một điều khoản xem xét lại sẽ diễn ra vào tháng Sáu năm sau. Không rõ liệu các quốc gia sẽ có khả năng rời khỏi hiệp ước này vào thời điểm đó hay không.

Libya và Nigeria đồng ý giới hạn mức sản xuất cho cả 2 nước tại mức không quá 2,8 triệu thùng/ngày bắt đầu vào tháng Một năm sau.

Việc mở rộng hiệp ước này đang gửi đi dấu hiệu mạnh mẽ hơn cho thấy việc tái cân bằng thị trường dầu mỏ có thể được đẩy nhanh và đưa giá dầu WTI lên mức trung bình 54,78 USD/thùng vào năm 2018, tăng so với dự báo trước đó là 52,50 USD, một cuộc thăm dò được thực hiện với 30 chuyên gia phân tích và các nhà kinh tế của Reuters cho biết. Các chuyên gia được khảo sát dự đoán Brent sẽ đạt mức trung bình 58,84 USD/thùng trong năm tới, so với mức dự báo 55,71 USD/thùng cho năm 2018 trong cuộc thăm dò ý kiến trước đó của Reuters vào cuối tháng 10.

Trong khi một số chuyên gia khảo sát của Reuters dự đoán OPEC sẽ  duy trì mức tuân thủ cao bởi vì cá nhân các nhà sản xuất cần giá dầu cao để cắt giảm thâm hụt ngân sách, những người khác tỏ ra nghi ngờ về sự quyết tâm của nhóm các nước không thuộc OPEC sẽ gắn bó với cam kết, đặc biệt nhà lãnh đạo của nhóm đó, Nga.

Ngoài việc cắt giảm sản lượng, OPEC và các đối tác hy vọng rằng nhu cầu tăng trưởng mạnh sẽ giúp Nhóm Vienna này giải quyết được lượng hàng tồn kho toàn cầu xuống mức trung bình năm năm như mục tiêu đề ra.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng hôm nay 21/6 tiếp tục tăng, có thể tới 500 đồng/lít!

Với việc giá xăng trong nước đang thấp hơn giá xăng thành phẩm tại thị trường Singapore từ 300 – 500 đồng/lít, giá xăng hôm nay được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh, vượt qua mốc 32.000 đồng/lít.
Dữ liệu cập nhật của Bộ Công Thương đến ngày 15/6 cho ..

Giá dầu phiên giao dịch 8/5 giảm nhẹ trên thị trường châu Á

 
Một trạm xăng ở Jakarta, Indonesia. AFP/TTXVN. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Trong phiên giao dịch ngày 8/5 tại thị trường châu Á, hoạt động chốt lời của nhà đầu tư đã khiến giá dầu hạ nhẹ sau khi chạm mức..

Hàng hóa TG tuần tới 24/3: Giá dầu và vàng tăng mạnh

 
Trong tuần qua, giá dầu và vàng tăng mạnh, trong khi kim loại cơ bản và nhiều nông sản sụt giảm. Căng thẳng do lo ngại về khả năng chiến tranh thương mại đã tác động tới hàng loạt thị trư..

TT dầu TG ngày 22/3: Giá tăng do tồn kho dầu thô của Mỹ bất ngờ giảm

 
Giá dầu tăng trong ngày hôm nay, bởi tồn kho dầu thô của Mỹ bất ngờ giảm cũng như đồng USD tiếp tục suy yếu khiến giá dầu rẻ hơn trong các thị trường toàn cầu và có khả năng th