Việt Nam xuất khẩu dầu do ‘tồn kho cao’?

 

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sẽ xuất khẩu lô hàng đầu tiên vào cuối tháng Tám trước nguồn tin cho rằng nguyên nhân là do lượng hàng tồn kho cao.

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn có công suất 200.000 thùng/ngày, hiện đang hoạt động ở 55% công suất, Giám đốc điều hành, ông Turki Al-Ajmi, nói với Reuters.

Đây là lần đầu tiên chính phủ Việt Nam cho phép xuất khẩu các sản phẩm dầu sản xuất trong nước, Reuters nhận định.

Cơ sở này, khi hoạt động với công suất tối đa, sẽ cung cấp khoảng 720.000 mét khối (560.000 tấn) dầu mỏ và 150.000 tấn hóa dầu mỗi tháng, tạo tác động đáng kể đến thị trường trong nước và khu vực, ông Turki Al-Ajmi nói.

Nghi Sơn dự kiến sẽ giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào nhập khẩu các sản phẩm lọc hóa dầu, đã bán các lô xăng và dầu diesel đầu tiên vào tháng Bảy.

Nghi Sơn, cùng Dung Quất – hiện hoạt động với công suất 130.000 thùng/ngày từ năm 2009 – có thể đáp ứng khoảng 70% nhu cầu nhiên liệu của Việt Nam về các sản phẩm nhiên liệu tinh chế.

Phó Tổng giám đốc Công ty Lọc dầu hóa Nghi Sơn, ông Đinh Văn Ngọc nói với Reuters rằng quá trình khởi động nhà máy “diễn ra suôn sẻ mà không gặp bất kỳ vấn đề kỹ thuật nào.”

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn được thiết kế chủ yếu để tinh chế dầu thô nhập khẩu từ Kuwait.

Việt Nam đang phải vật lộn để duy trì sản lượng dầu thô và khí đốt trong bối cảnh sản lượng từ các mỏ trọng điểm giảm và áp lực từ Trung Quốc trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

Dự án lọc dầu Nghi Sơn với tổng mức đầu tư lên tới 9 tỷ đô la, nằm ở phía nam Hà Nội, có 35,1% vốn thuộc Idemitsu Kosan Co của Nhật Bản, 35,1% của Kuwait Petroleum, 25,1% của PetroVietnam và 4,7% của Mitsui Chemicals Inc.

Nghi Sơn sẽ bán tất cả các sản phẩm xăng, dầu và khí đốt hóa lỏng cho thị trường địa phương, trong khi các sản phẩm khác, bao gồm hóa dầu, sẽ được xuất khẩu, ông Ngọc nói.

Việt Nam đã nhập 5,56 triệu tấn nhiên liệu tinh chế trong năm tháng đầu năm 2018, tăng 11% so với một năm trước, theo Tổng cục Thống kê.

Xuất khẩu do tồn kho?

Trước đó, hãng tin Reuters đưa tin Lọc dầu Nghi Sơn xin phép chính phủ cho xuất khẩu do tồn kho cao và do các hợp đồng nhập khẩu đã ký trước đây khiến nhu cầu nhiên liệu trong nước bị hạn chế.

Các đề xuất này được đưa ra khi nguồn cung dầu dự kiến sẽ ‘chảy’ từ các dự án mới của Malaysia và Trung Quốc. Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đã tăng công suất lên hơn 50% kể từ đầu năm nay và điều này góp phần vào việc tồn kho cao.

Một trong ba nguồn tin giấu tên nói với Reuters: “Chúng tôi đã bán một phần sản lượng nhiên liệu cho thị trường địa phương, nhưng thương nhân địa phương và người tiêu dùng không thể tiêu thụ tất cả các sản phẩm của chúng tôi vì họ đã đặt hàng dài hạn với các nhà cung cấp quốc tế, nên việc tiêu thụ các sản phẩm dầu thương mại chính thức của chúng tôi bị đình lại.”

Bộ Công Thương chưa có bình luận gì về việc này.

Sản lượng dầu nhập khẩu của Việt Nam trong tháng Bảy giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2016, theo số liệu của Thomson Reuters Eikon.

Dự trữ nhiên liệu ở mức cao trong bối cảnh tiêu thụ trong nước thấp và sản lượng dầu tinh chế tăng cao, một nguồn tin từ ngành công nghiệp tinh chế dầu tại Việt Nam cho Reuters hay.

“Việt Nam đang dư thừa dầu diesel và xăng. Doanh số bán xăng đặc biệt tệ hại với mức chiết khấu rất lớn”, nguồn tin này bổ sung.

‘Ưu tiên sử dụng xăng dầu Nghi Sơn’

Một dự án lọc dầu ở Khu công nghiệp Dung Quất

Trước đó, dự án Lọc dầu Nghi Sơn từng đội vốn từ 6,1 tỷ đô la lên 9,2 tỷ đô la khiến Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) gặp khó do không có cơ sở pháp lý để rót thêm tiền, theo VnExpress.

Việc này từng đẩy Lọc dầu Nghi Sơn vào nguy cơ vỡ nợ nếu PVN không hoàn thành thủ tục góp vốn, do các bên cho vay sẽ không giải ngân.

Dự án Lọc dầu Nghi Sơn được hưởng hàng loạt ưu đãi, trong đó có thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 70 năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp bốn năm.

PVN là đơn vị bao tiêu sản phẩm của Nghi Sơn trong 15 năm.

Đầu tháng Năm, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đã cho ra đời dòng xăng dầu thương mại đầu tiên, xuất xưởng hơn 5.000 m3 xăng RON92.

Về lo ngại sản phẩm của Nghi Sơn sẽ “ế”, tại cuộc họp giao ban trực tuyến sáu tháng giữa Chính phủ và địa phương, lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá đề xuất các bộ, ngành cần có chính sách hạn chế nhập khẩu xăng dầu để ưu tiên sử dụng sản phẩm của nhà máy này, vẫn theo VnExpress.

Nguồn tin: bbc.com

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá hàng hóa ‘nhảy múa’ vì giá xăng liên tục tăng

 
“Lạm phát tâm lý rất nguy hiểm và chúng ta đã từng chứng kiến” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dù..

Quảng Trị: Lập biên bản vi phạm của cây xăng dầu rồi để đó?

Cho rằng việc xây dựng cửa hàng xăng dầu lớn ở ngay khu dân cư là mối đe dọa, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nên những hộ dân ở khu phố 2, phường 5, TP. Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) đã có đơn k

TT dầu TG ngày 1/2: Giá tiếp tục tăng do sự tuân thủ mạnh mẽ của OPEC | Hoanghungpetro.com.vn

 
Giá dầu ngọt nhẹ của Mỹ tiếp tục tăng trong ngày hôm nay, do mức tuân thủ mạnh của OPEC với hiệp ước nguồn cung đã lấn át tin tức sản lượng của Mỹ vượt 10 triệu thùng/ngày lần đầu ti

Nga có thể tăng sản xuất thêm bao nhiêu?

Triển vọng của một thỏa thuận giữa OPEC và các đồng minh để tăng sản lượng đang buộc các nhà buôn dầu khá bối rối với một khái niệm xa lạ: năng lực sản xuất dự phòng của Nga.
Nhờ hợp tác ..