Vụ tấn công cơ sở dầu tại Saudi Arabia – ‘Lời cảnh tỉnh’ cho các nền kinh tế châu Á

Nhận định về vụ tấn công hai cơ sở lọc dầu tại Saudi Arabia mới đây, chuyên gia Jun Arima, thành viên chính sách cao cấp về năng lượng và môi trường tại Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á cho rằng, vụ tấn công như một hồi chuông cảnh tỉnh cho các nền kinh tế châu Á về việc dự trữ dầu mỏ trong tương lai


Vụ tấn công cơ sở lọc dầu tại Saudi Arabia như một hồi chuông cảnh tỉnh cho các nền kinh tế châu Á về việc dự trữ dầu mỏ trong tương lai. (Nguồn: AP)

Ngày 14/9, hai nhà máy lọc dầu ở Abqaiq và Khurais bị tấn công bằng máy bay không người lái, khiến Saudi Arabia tổn thất 5,7 triệu thùng dầu/ngày, bằng một nửa sản lượng của Saudi Arabia, tương đương gần 6% sản lượng dầu toàn cầu. Các cuộc tấn công đã làm gia tăng căng thẳng tại các điểm nóng trên toàn cầu, giá dầu thế giới tăng đột ngột trong phiên giao dịch ngày 16/9.

Ở thời điểm hiện tại và trong ngắn hạn, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) hiện có công suất dự trữ 3,2 triệu thùng/ngày, các nước ngoài OPEC như Mỹ và Nga tạm thời còn dư địa mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, Saudi Arabia tuyên bố vẫn còn đủ nguồn cung để duy trì mức xuất khẩu trong vòng 1 tháng. Còn Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đang xem xét việc kích hoạt kế hoạch phản ứng khẩn cấp. Tất cả những nguồn cung này có thể tạm thời làm giảm thiểu tác động của sự gián đoạn nguồn cung dầu từ Saudi Arabia. Song, biến cố này không khỏi khiến giới quan sát lo ngại về tình hình bất ổn của thị trường dầu mỏ trong tương lai.

Theo vị chuyên gia của Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á, trong ngắn hạn, các nước châu Á không nên quá lo lắng, nhưng đây là lời nhắc nhở kịp thời rằng, các nền kinh tế này phải chủ động trong việc bảo vệ nguồn cung cấp nhiên liệu trong trường hợp các cuộc tấn công tương tự hoặc tệ hơn có thể xảy ra. Vì thế, các nước châu Á phải có một cách nhìn mới về thị trường dầu mỏ vốn dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài.

Theo báo cáo về triển vọng năng lượng do Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á công bố, nhu cầu dầu ở châu Á sẽ tăng gấp 2,5 lần từ năm 2016 đến năm 2040. Vì vậy, sản xuất trong khu vực sẽ không thể theo kịp nhu cầu, nhập khẩu dầu ròng sẽ tăng nhanh và hầu hết, sản lượng dầu nhập khẩu sẽ đến từ khu vực Trung Đông.

Hiện tại, khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhập khẩu 68% dầu thô của Saudi Arabia, trong đó, 16% đến Nhật Bản, một lượng tương tự cập cảng Trung Quốc và 11% tới Ấn Độ. Ngay cả khi tính đến triển vọng nhập khẩu dầu đá phiến từ Mỹ, châu Á cũng sẽ bị tổn thương do sự gián đoạn nguồn cung bởi các yếu tố như thiên tai, xung đột khu vực hay tấn công khủng bố…

Bên cạnh đó, chuyên gia Jun Arima cũng nhận định rằng, sự sẵn sàng đáp ứng nhu cầu dầu mỏ của các nước ASEAN là không đủ. Vì vậy, các nước ASEAN nên tăng cường các biện pháp ứng phó khẩn cấp bằng cách phát triển các hệ thống cảnh báo sớm, tăng dự trữ, chuẩn bị các biện pháp kiềm chế nhu cầu và chuyển đổi nhiên liệu, thiết lập các thỏa thuận hợp tác khu vực để đối phó với tình huống khẩn cấp.

Theo ông Jun Arima, dự trữ dầu là biện pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề an ninh và khả năng phục hồi nguồn cung dầu. Một chính sách rộng hơn không chỉ bao gồm cải thiện cơ sở hạ tầng liên quan đến dầu mỏ như xây dựng các nhà máy lọc dầu và đường ống, mà còn bao gồm cả việc bổ sung các cơ sở hạ tầng xã hội nói chung như đường và cảng.

Việc phát triển các biện pháp ứng phó là một quá trình tốn thời gian, vì vậy chính phủ ở các nước thành viên ASEAN nên bắt đầu trước khi có một sự gián đoạn nguồn cung khác có thể xảy ra.

“Đặc biệt, châu Á là trung tâm về tăng trưởng nhu cầu năng lượng trong tương lai. Sự phụ thuộc dầu mỏ vào khu vực Trung Đông, với tình hình địa chính trị khó lường, thì yêu cầu chuẩn bị các phương án đối phó khẩn cấp từ châu Á là vô cùng cần thiết. Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Saudi Arabia sẽ là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các nền kinh tế châu Á về việc dự trữ dầu mỏ trong tương lai”, chuyên gia Jun Arima nhấn mạnh.

Nguồn tin: baoquocte.vn


 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng giảm hơn 100 đồng/lít sau chuỗi ngày tăng liên tiếp

Từ 15h hôm nay (1/7), các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước, trong đó giá xăng dầu chỉ giảm nhẹ.
Theo đó, giá xăng E5 giảm 410 đồng/lít, giá bán là 30.890 đồng/lít. Giá xăng RON 95-III là 32.760 đồng/lít, giảm 110..

Giá dầu tăng trước nguy cơ OPEC cắt giảm sản lượng | Hoanghungpetro.com.vn

Giá dầu đã tăng nhẹ vào Chủ nhật (28/8) do lo ngại OPEC cắt giảm sản lượng.
Hơn nữa, giao dịch biến động khi các nhà đầu tư đào sâu và cuối cùng đã từ chối cảnh báo từ người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ về khó khăn kinh tế phía trước.
G..

Cân nhắc việc loại bỏ xăng RON 95 khỏi thị trường

Sau một thời gian chấm dứt việc kinh doanh xăng RON 92 và thay thế bằng xăng E5 RON 92, mới đây, có doanh nghiệp (DN) đầu mối xăng dầu lại kiến nghị loại bỏ xăng RON 95 và thay thế bằng xăng E5 RON 95 (pha 5% ethanol v

Bản tin video tối ngày 28-12-21: Nhu cầu dầu TQ dự báo đạt đỉnh vào năm 2030 | Hoanghungpetro.com.vn

Theo nghiên cứu từ tập đoàn dầu khí quốc doanh CNPC, nhu cầu dầu thô ở Trung Quốc sẽ đạt mức cao nhất vào năm 2030, được thúc đẩy bởi nhu cầu hóa dầu mạnh mẽ…