Xăng dầu và 90 ngàn “tăng lương”

 

Giá xăng, trong CPI tháng 6 đã đẩy nhóm hàng hóa giao thông tăng 104%.

Trong khi khoản lương cơ sở tăng thêm chỉ với 90 ngàn đồng thì 10/11 nhóm hàng hóa đã tăng, trong đó có nhóm tăng cao và CPI phá kỷ lục 6 năm. Nếu giá thực phẩm, xăng dầu, dịch vụ y tế và giáo dục cứ tăng thì thậm chí việc tăng lương còn lâu mới đủ bù đắp cho lạm phát.

Phải kê ra những con số vĩ mô: CPI tháng 5 phá kỷ lục 5 năm. Và CPI tháng 6: tăng 0,61% (tính chung, CPI bình quân đã tăng 3,29% so với cùng kỳ năm ngoái) cao nhất từ năm 2012, kỷ lục 6 năm.

Câu hỏi tại sao quá dễ để trả lời, bởi trong nhóm dịch vụ hàng hóa tính CPI, trừ bưu chính viễn thông như bao năm qua, thì “cái gì cũng tăng”.

Lo ngại nhất là 4 nhóm hàng hóa “cơ bản của cơ bản”: Thực phẩm, xăng dầu, dịch vụ y tế và giáo dục đã tăng cao.

Trong một hội thảo về giá cả hôm qua, Tổng thư ký Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN Nguyễn Mạnh Hùng đã phải kêu rằng đừng áp thuế môi trường kịch trần với xăng dầu nữa!

Nghĩ thấy đúng. Giá xăng, trong CPI tháng 6 đã đẩy nhóm hàng hóa giao thông tăng 104%. Còn trong 6 tháng, với 12 đợt “điều chỉnh”, giá bán lẻ tối đa các mặt hàng xăng dầu đã tăng từ 7,5- 17,9%.

Chỉ số tăng này “hạch toán” vào đâu nếu không phải là hàng hóa dịch vụ, và đối tượng chịu thiệt cuối cùng vẫn là người dân và cả nền kinh tế.
Lương thực thực phẩm là thứ người ta không thể đừng, không thể dừng được. Và cơn sốt bất thường của thịt heo, trong hoàn cảnh heo/lợn không hề thiếu đang đánh mạnh vào túi tiền người dân, đang vượt ra ngoài dự báo về giá cả, nhất là trong bối cảnh năm 2017 liên tục phải ghi nhận những “chiến dịch giải cứu”.

Xăng dầu cũng thế. Đã đành là thị trường, điều hành theo nguyên tắc của thị trường, nhưng mới chỉ 6 tháng thì có loại hàng chỉ số tăng đã lên tới gần 18% thì rõ ràng cần phải xem lại những tính đếm, nếu không muốn phá vỡ mục tiêu giữ lạm phát ở mức 4%.

Giá dịch vụ y tế vừa được “điều chỉnh”. Sẽ còn một đợt tăng giá nhóm hàng hóa giáo dục trước khai giảng đầu tháng 9. Trong khi nhóm khéo giảm, vẫn chỉ là bưu chính viễn thông. Không khó để nhìn thấy giá cả ngày mai. Và cũng không khó để tính toán tiền túi dù về danh nghĩa vừa được tăng.

Chính phủ đã nhìn thấy điều đó và trong hội nghị toàn quốc hôm 2.7 vừa qua, để đảm bảo mục tiêu lạm phát tăng dưới 4%, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành không tăng giá điện trong năm nay, còn giá dịch vụ y tế, giáo dục thì “đủ điều kiện mới tăng”.

Đã không còn nhiều lựa chọn nữa và vì thế, thuế bảo vệ mô trường trong xăng cũng phải được nhìn nhận trong sự cân nhắc, cả trong ảnh hưởng tới đồng tiền trong túi người dân, cả trong sức ép lạm phát đối với nền kinh tế.

Nguồn tin: Laodong.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng giảm hơn 400 đồng/lít, dầu tăng mạnh từ chiều nay 5/9 | Hoanghungpetro.com.vn

Từ 15h chiều nay 5/9, Liên bộ Công thương – Tài chính điều hành giá xăng dầu theo chu kỳ: Giá xăng giảm hơn 400 đồng/lít, dầu tăng mạnh.
Theo đó, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương – Tài chính, giá xăng E5 RON 92 về 23.350 đồng (giảm 370 đồng)..

Tăng thuế môi trường xăng dầu: Cần tính tới tác động nhiều mặt

Tăng thuế, phí xăng dầu phải tính tới sự tác động nhiều mặt của mặt hàng này dưới góc độ đầu vào của các ngành sản xuất và thị trường. 
Tại buổi Hội thảo “Thị trường xă..

Cạnh tranh trên thị trường xăng dầu ngày càng nóng

Trên cơ sở tính toán, Việt Nam chỉ cần nhập khẩu 0,8 triệu tấn xăng và 1,8 triệu tấn dầu DO trong năm 2018 khi vận hành tối đa nhà máy lọc dầu Dung Quất và đưa vào hoạt động chính t..

Bán dầu thô cho Trung Quốc giá rẻ, ‘mất trắng’ hơn 300 tỉ đồng

Xuất khẩu 1,7 triệu tấn dầu thô sang Trung Quốc 8 tháng đầu năm với mức giá rẻ đã khiến Việt Nam mất hơn 340 tỉ đồng. 
Trung Quốc đang tăng cường nhập khẩu dầu thô từ Việt Nam – Ảnh minh họa
Thông tin m..