Yếu tố không chú ý tới có thể làm chệch hướng thỏa thuận OPEC


Trong khi các cuộc thảo luận tiếp tục diễn ra giữa Nga và OPEC đang áp đảo các tiêu đề bài báo, với việc tập trung vào khả năng gia hạn hiệp ước cắt giảm sản xuất dầu cho tới năm 2019, thì thị trường còn lâu mới ổn định.

Những căng thẳng về địa chính trị đang gia tăng, hiện đang bắt nguồn từ Syria và Iran, đã đẩy giá dầu và khí đốt tự nhiên vọt lên. Các tuyên bố của Cơ quan Năng lượng Quốc tế và các Bộ trưởng OPEC ở Paris cho thấy thị trường có lẽ đang ổn định, nhưng những báo cáo này có thể là quá sớm. Khi OPEC và Nga tiếp tục cắt giảm sản lượng, tồn kho dầu thô đang suy giảm trên toàn cầu, nhưng một mối đe dọa mới đang xuất hiện trên thị trường phát triển nhanh nhất: đó là châu Á.

Ấn Độ là một thị trường tăng trưởng ổn định đối với các nhà cung cấp dầu ở Trung Đông và Châu Phi, nhưng chính phủ nước này gần đây đã cho thấy sự không hài lòng với cách tiếp cận “Asian premium- giá bán tới Châu Á luôn cao hơn so với những nơi khác” của OPEC về giá dầu mỏ và khí đốt. Ngoài ra, Trung Quốc và Nga đang tìm cách dập tắt sức mạnh của petrodollar, càng làm tăng thêm sự bất ổn trong thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Nhìn chung, đúng là các nguyên tắc cơ bản đang được cải thiện không thể phủ nhận. Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait, ông Bakheet Al Rashidi, tuyên bố trong hội nghị thượng đỉnh rằng ông hy vọng OPEC sẽ mở rộng thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong tháng 6, với khả năng kéo dài tới giữa năm 2019, điều này sẽ được quyết định vào cuối năm 2018. Quan điểm của Kuwait giống với một số nhà sản xuất quan trọng trong OPEC như Ả-rập Xê-út và UAE. Nga cũng có vẻ như đồng tình với kế hoạch này.

Sự lạc quan của OPEC về diễn biến thị trường hiện nay ngày càng tăng lên. Tổng thư ký OPEC, Mohamed Barkindo, tuyên bố với báo chí rằng dự trữ dầu thô thương mại của OECD hiện đang thấp hơn 50 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm. Trong năm 2014, mức OECD cao hơn 340 triệu thùng. Tuy nhiên, Bộ trưởng Dầu mỏ Omani Mohammed al Rumhy đã công khai chỉ trích các tuyên bố gần đây của OPEC. Ông cảnh báo rằng nhiệm vụ này vẫn chưa được thực hiện hoàn toàn. Sự không chắc chắn vẫn tồn tại ở nhiều nơi trong thị trường.

Al Rumhy nhắc lại rằng cần có sự hợp tác của OPEC-Nga để dập tắt mọi trở ngại có thể xảy ra trên thị trường, đồng thời cũng ngăn chặn áp lực mới có thể xảy ra từ người tiêu dùng Châu Á. Vẫn cần đến đầu tư dầu để duy trì sản lượng trong khi cần thêm khối lượng bổ sung để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của châu Á.

Một thách thức mới đối với các nhà sản xuất dầu Trung Đông Bắc Phi là thực tế là người tiêu dùng Châu Á đang bắt đầu chống lại cái gọi là ” Asian Premium- giá dầu bán cho Châu Á cao hơn so với những nơi khác”.

Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Dharmendra Pradhan đã tuyên bố với báo chí rằng Ấn Độ, với sự hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc và người tiêu dùng Nhật Bản, sẽ thúc đẩy những thay đổi đối với các hợp đồng “Asian Premium” của OPEC. Sanjiv Singh, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Ấn Độ, và Wan Yalin, chủ tịch CNPC của Trung Quốc sẽ thiết lập một chiến lược nhằm buộc OPEC phải đặt ra một mức giá mới và công bằng hơn đối với khách hàng Châu Á. Đây có thể là một cú sốc lớn đối với các nhà sản xuất dầu Ảrập và Iran vì nó có thể làm giảm tổng doanh thu một cách đáng kể.

Từ quan điểm của châu Á, yêu cầu sự thay đổi là công bằng, nhất là khi Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc là những khách hàng chính của dầu và khí đốt Trung Đông. Việc đặt ra ” Asian Premium ” một phần dựa vào việc vận chuyển tốn kém và nhu cầu cao về dầu thô và LNG/khí tự nhiên ở thị trường châu Âu và Mỹ. Việc loại bỏ sự cạnh tranh thực sự giữa Đông và Tây của kênh đào Suez đã dẫn tới một chiến lược thương mại dầu khí gần như độc quyền giữa các nhà sản xuất Trung Đông Bắc Phi và người tiêu dùng châu Á.

Vị thế chung của châu Á đã tăng lên do tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ năng lượng cao. Khi nhìn vào người tiêu dùng Châu Á, dường như không công bằng khi phải trả tiền nhiều hơn cho cùng một sản phẩm. Yêu cầu thay đổi giá được phối hợp bởi các con hổ châu Á, trong đó có Ấn Độ, có thể đặt khối lượng dầu của Ả rập và Iran dưới áp lực giá tăng lên.

OPEC và Nga cũng cần phải điều chỉnh tình hình mới, trong đó người tiêu dùng Châu Á không còn sẵn sàng trả giá cao cho một loại hàng hóa có thể thay thế bằng các nguồn năng lượng thay thế như gió và năng lượng mặt trời. Việc sẵn sàng chuyển sang các nguồn năng lượng khác không nên bị đánh giá quá thấp nữa. Người tiêu dùng Châu Á như Trung Quốc hay Nhật Bản có thể thay đổi hành vi tiêu thụ năng lượng của họ một cách khá nhanh chóng khi chính sách của chính phủ đóng một vai trò lớn trong việc hình thành các mô hình tiêu thụ của những nước này.

Đối với OPEC, diễn biến ở Châu Á truyền tải một thông điệp duy nhất. Cần có sự phối hợp hơn nữa giữa các nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới để chiến đấu lại không chỉ đá phiến của Mỹ mà còn là hành vi tiêu dùng ở phần còn lại của thế giới. Một sự thay đổi đáng kể trong thái độ ở châu Á có thể dẫn đến thảm họa trong nhiều năm nếu không có nỗ lực chung nào được đưa ra trong cái gọi là liên minh Nga-OPEC.

Các nhà sản xuất Ả Rập và Mátxcơva có thể và sẽ có thể giải quyết mối quan ngại của họ với các chính phủ tương ứng ở Bắc Kinh, Tokyo, Delhi hoặc Seoul. Nếu không có một nỗ lực phối hợp lâu dài thực sự, OPEC sẽ thua nếu Moscow chọn chơi theo các quy tắc của riêng mình.

Ủy ban giám sát chung của OPEC, được thành lập bởi Saudi Arabia, Algeria, Oman, Venezuela và Kuwait sẽ gặp nhau tại Jeddah tuần này. Việc hạn chế sản lượng sẽ nằm trong chương trình nghị sự, tuy nhiên các cuộc thảo luận về” Asian Premium” cũng cần được giải quyết. Việc thảo luận về thị trường không nên bị hạn chế trong số lượng giàn khoan, khối lượng sản xuất hoặc sử dụng kho chứa trên toàn thế giới. Việc đặt ra giá ở châu Á, sức ép đang diễn ra đối với việc định giá USD cho dầu thô và khí đốt, và địa chính trị sẽ đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc thảo luận nội bộ này. Việc kéo dài hoặc gia hạn cắt giảm sản xuất sẽ là dấu hiệu cho thấy sự sẵn lòng hợp tác của liên minh Nga-OPEC nhưng việc giải quyết các vấn đề khác có thể là bước đi đầu tiên trên con đường dẫn đến một vị thế quyền lực được cải thiện cho cartel trong tương lai.

Nhiệm vụ của liên minh Nga-OPEC CHƯA được hoàn thành. Mục tiêu cuối cùng của họ vẫn chỉ là một đốm nhỏ trên đường chân trời, và hiện tại không có vẻ gì là đang lái xe trên một xa lộ.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu ghi nhận tuần lao dốc mạnh nhất trong 2 tháng

Mối lo ngại về đà leo dốc sản lượng dầu đá phiến của Mỹ đã khiến giá dầu thế giới suy yếu trong tuần qua bất chấp Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng một số nước sản xuất dầu khác vừa nhất tr..

Mỹ nghiền ngẫm các lệnh trừng phạt Iran, bị ràng buộc bởi thị trường dầu

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã thành công trong việc cắt giảm sản xuất và xuất khẩu của Iran. Vào tháng 3, sản lượng dầu của Iran đứng ở mức 2,74 triệu thùng mỗi ngày, giảm 1,1 ..

Standard Chartered: Vũ khí khí đốt của Putin đang suy yếu khi kho dự trữ tăng | Hoanghungpetro.com.vn

Các nhà phân tích tại Standard Chartered cho biết kho dự trữ khí đốt của châu Âu đang đầy mặc dù nguồn cung qua đường ống của Nga giảm đáng kể trong năm nay, điều này đã làm suy yếu sức mạnh của “vũ khí khí đốt” của Vladimir Putin đối với EU.
Các ..

Lệnh trừng phạt mới có khiến Triều Tiên đầu hàng?

Các chuyên gia cho rằng việc hạn chế nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm từ dầu sẽ không gây ra tác động lớn đến tình hình chính trị – xã hội của Triều Tiên, bởi quốc..