Yếu tố sợ hãi của thị trường dầu: Cái nào lớn hơn, OPEC hay Trung Quốc?

Từ các cuộc phỏng vấn đúng lúc và các bài phát biểu trên sóng truyền thông cho đến việc cắt giảm sản lượng đang siết chặt thị trường, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid al-Falih đã làm tất cả những gì có thể để đưa dầu phục hồi tốt nhất trong nhiều năm. Tuy nhiên, một nền kinh tế Trung Quốc nhiều bất ổn có thể xóa sạch phần lớn công việc khó khăn của ngài bộ trưởng.

Khi ông Falih công bố vào tháng 12, cắt giảm nguồn cung hàng là ngày 1,2 triệu thùng bởi liên minh 25 quốc gia sản xuất dầu OPEC ,  ông có hai đối thủ chính: các nhà khoan đá phiến của Mỹ, những người đang sản xuất nhiều thùng dầu thô hơn mức thế giới cần và Tổng thống Mỹ Donald Trump, người dường như quan tâm nhiều hơn đến giá bán lẽ xăng bằng các tweet của mình hơn là tài chính của các công ty năng lượng Mỹ hoặc các tập đoàn dầu khí quốc gia nước ngoài và nền kinh tế của họ.

Cho đến nay, Bộ trưởng Năng lượng Saudi đã ngăn chặn thành công cả hai đối thủ này và duy trì được đà tăng giá dầu mỏ 25% trong năm nay.

Thông điệp được lặp đi lặp lại của ông Falih rằng sản xuất quá mức cuối cùng sẽ làm tổn thương ngành công nghiệp dàu khí đã thuyết phục một số công ty đá phiến kiềm chế sản xuất ngăn chặn dầu thô của Mỹ đạt được những kỷ lục cao hơn về sản lượng.

Phản ứng lịch sự nhưng mạnh mẽ của ông với Trump rằng OPEC sẽ không thực hiện mong muốn tăng sản lượng của ngài tổng thống, giống như nhóm đã làm vào mùa hè năm 2018, nói với thị trường rằng các sản xuất dầu OPEC đang kiểm soát cung cầu lần này.

Một ‘đối thủ’ bất ngờ cho OPEC: Trung Quốc

Nhưng điều mà Falih có thể ngờ tới là một đối thủ thứ ba: nền kinh tế chệch choạng của Trung Quốc và những rắc rối liên tục của nước nàytrong việc đạt được hòa bình thương mại với Mỹ.

Tranh cãi kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang gây sức ép không chỉ lên dầu thô mà trên hầu hết mọi tài sản rủi ro, khiến Riyadh và OPEC vốn không có nhiều nhận thức về những gì cần phải làm để thúc đẩy giá dầu tăng đáng kể – hơn là chỉ dựa vào cắt giảm sản xuất thậm chí sâu hơn.

Công ty nghiên cứu Energy Intelligence có trụ sở tại New York đã tóm tắt chính xác tình hình trong váo cáo mới nhất trong tuần này khi cho biết:

“OPEC phải đấu tranh với các yếu tố quan trọng nằm ngoài sự kiểm soát của nhóm mà nó  có thể phá vỡ các kế hoạch tốt nhất được đặt ra.”

Với hơn 60 năm quản lý thị trường dầu mỏ, OPEC có khả năng tạo ra một thị trường thắt chặt, cơ quan này cho biết, đưa contango trong dầu thô Mỹ và Brent trở lại backwardation – bằng cách đảm bảo sản xuất cắt giảm nguồn cung rút cạn hàng triệu thùng được lưu trữ cả trên bờ và trên các tàu nổi trên khắp thế giới.

Contango là một thị trường hàng hóa trong đó hợp đồng tháng giao nhanh có giá chênh lệch giảm so với tháng gần nhất của nó, tạo ra tổn thất cho một nhà đầu tư chuyển từ giao ngay sang tương lai với kỳ hạn tháng gần đó. Backwardation, ngược lại với contango, tạo ra một năng suất tích cực trong các đợt chuyển như vậy.

Energy Intelligence cũng lưu ý rằng hoạt động hàng ngày của thị trường dầu hiện thường bị điều khiển bởi thị trường chứng khoán, “vốn đang nhận được nhiều tín hiệu từ nhận thức về tiến trình đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.”

Energy Intelligence nói thêm:

“Về hướng giảm, sự suy giảm đột ngột và rõ rệt của bức tranh kinh tế vĩ mô toàn cầu có thể khiến thị trường tràn ngập nguồn cung và có nguy cơ tăng hàng tồn kho dư thừa.”

Nỗi lo về sự suy thoái kinh tế vĩ mô toàn cầu mà Trung Quốc dẫn đầu – thay vì lo ngại rằng OPEC có thể cắt giảm lượng dầu nhiều hơn mức cần thiết từ thị trường chính xác là điều đang giữ cho dầu thô của Mỹ không đạt được mục tiêu tiếp theo là 60 đô la Mỹ/thùng và Brent đạt mức 70 đô la như dự kiến.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc là 2% trong dài hạn?

Trong khi Bắc Kinh có kế hoạch kích thích để đưa nền kinh tế của mình tăng lên trở lại vào cuối năm nay, thì mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội là 6% đến 6,5% mà ước này dự báo cho năm 2019 sẽ là mức thấp nhất trong gần ba thập kỷ. Tồi tệ hơn, tăng trưởng GDP có thể giảm mạnh còn 2% trong thập kỷ tới – thực sự chấm dứt sự thống trị tăng trưởng kinh tế toàn cầu của Trung Quốc, kinh tế trưởng khu vực châu Á của của Capital Economics, ông Mark Williams, nói.

Những người đang đặt niềm tin vào dầu nói rằng những nỗi sợ liên quan đến Trung Quốc đã bị thổi phồng. Phil Flynn, nhà phân tích năng lượng cao cấp tại công ty môi giới The Price Futures Group ở Chicago, cho biết:

“Sự bi quan tuyệt vọng mà những nhà đầu cơ giá giảm định vào giá cả đã vượt xa thực tế của sự suy giảm ở Trung Quốc và đánh giá thấp cam kết của Trung Quốc về việc cắt giảm thuế và làm những gì có thể để giữ cho người dân Trung Quốc làm việc”.

Hiện tại, có vẻ như chiến lược của OPEC , là cắt đứt sự suy thoái của thị trường, đặc biệt là Saudi, cắt giảm nguồn cung nhiều hơn cam kết theo thỏa thuận tháng 12 và khuyến khích những người khác trong liên minh, đặc biệt là Nga, làm điều tương tự. Goldman Sachs cho biết trong một báo cáo trong tuần này rằng nhóm sản xuất sẽ có một quân bài báo cáo số liệu giá trị khi nhóm gặp nhau vào tháng 4 để xem xét việc tuân thủ các cắt giảm.

Nguồn cung mới từ đá phiến

Tuy nhiên, bất chấp kỷ luật của họ trong việc làm cạn kiệt thị trường, Falih và các bộ trưởng dầu mỏ khác của OPEC đang phải đối mặt với những thách thức mới từ các siêu tập đoàn như Chevron (NYSE: CVX) và Exxon Mobil (NYSE: XOM), hôm thứ Ba đã công bố kế hoạch sản xuất gần 1 triệu thùng dầu đá phiến mỗi ngày ở Permian Basin, một trong những khu vực sản xuất dầu lớn nhất ở Mỹ.

Những dự báo như vậy đặt ra câu hỏi về việc Saudi có thể phải cắt giảm nhiều hơn bao nhiêu trong tương lai để cân bằng thị trường khi nhu cầu không như mong đợi.

Thêm vào đám mây u ám trên thị trường, báo cáo hàng tuần mới nhất của EIA cho biết dự trữ dầu thô tăng 7,07 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 1 tháng 3. Mức đó lớn hơn rất nhiều so với dự báo tăng 1,20 triệu thùng. Trong tuần trước đến ngày 24 tháng 2, tồn kho dầu thô giảm 8,65 triệu thùng.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu giữ đà tăng do nỗi lo về Iran, Venezuela

 Các nhà giao dịch dầu lửa đang tin rằng trong tháng 5, Mỹ sẽ áp lệnh trừng phạt trở lại đối với Iran…
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào ngày thứ Năm, với sự hỗ trợ của một loạt yếu tố, gồm nỗ..

Cuộc họp sắp tới của OPEC sẽ tập trung vào dự trữ dầu mỏ | Hoanghungpetro.com.vn

OPEC sẽ tập trung hơn vào việc nhận diện mức dự trữ dầu phù hợp trong cuộc họp sắp tới hơn là ảnh hưởng của việc Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt mới với Iran lên nguồn cung dầu. 
OPEC dự kiến sẽ nh

Cấm dầu Nga, châu Âu khó trông đợi vào Trung Đông

Trung Đông là niềm hy vọng lớn nhất của châu Âu nếu họ quyết cấm dầu Nga, nhưng bất ổn chính trị ở khu vực tạo ra hàng loạt thách thức.
Khi châu Âu tìm cách áp đặt lệnh cấm dầu Nga để gây sức ép với chiến dịch quân sự ở Ukraine, các quốc gia ..

OPEC thảo luận về việc tăng sản lượng thêm đến 600.000 thùng mỗi ngày

Các thành viên OPEC đang thảo luận về một thỏa thuận thỏa hiệp có thể thấy sản lượng dầu tăng từ 300.000 đến 600.000 thùng một ngày trong vài tháng tới, theo những người tham gia tóm tắt n..