4 loại thuế được đề xuất giảm thế nào để ghìm giá xăng dầu?

Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu ưu đãi và thuế bảo vệ môi trường là 4 loại thuế được Bộ Tài chính đề xuất giảm nhằm ghìm giá xăng dầu.

Mới đây, trong nỗ lực ghìm giá xăng dầu, Bộ Tài chính đã hoàn thiện hồ sơ dự án Nghị quyết và trình Chính phủ trong ngày 30/6/2022 để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua tại phiên họp tháng 7/2022. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất giảm 4 loại thuế đối với xăng dầu như sau:

Thuế bảo vệ môi trường được đề xuất giảm xuống mức sàn trong khung thuế đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022.

Cụ thể, xăng giảm từ 2.000 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít; Nhiên liệu bay giảm từ 1.500 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít; Dầu diesel giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 500 đồng/lít; Dầu mazut, dầu nhờn giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít; Mỡ nhờn giảm từ 1.000 đồng/kg xuống mức sàn 300 đồng/kg; Dầu hỏa giữ mức 300 đồng/lít vì đây là mức sàn trong khung mức thuế.

Từ ngày 1/1/2023, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đồng thời, để đa dạng hóa nguồn cung xăng, tránh bị động bởi phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Hàn Quốc và ASEAN) và đảm bảo mức chênh lệch phù hợp với mức thuế suất theo các FTA mà Việt Nam đã ký kết, Bộ Tài chính đang khẩn trương tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, địa phương về xây dựng dự thảo Nghị định về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) để trình Chính phủ (trong tháng 8/2022).

Theo đó, trên cơ sở ý kiến tham gia, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh mức thuế suất MFN đối với xăng từ 20% xuống mức phù hợp. 

Cùng với đó, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng đề xuất phương án giảm 2 loại thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với xăng dầu.

Theo quy định, giá cơ sở xăng dầu được tính trên 4 yếu tố chủ yếu gồm: Giá xăng dầu thành phẩm thế giới, các khoản chi phí và lợi nhuận định mức, mức trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) cùng các khoản thuế.

Ngân sách nhà nước giảm thu khoảng 1400 tỷ đồng/tháng

Theo tính toán trên cơ sở dự kiến sản lượng tiêu thụ như năm 2019, nếu thực hiện giảm mức thuế Bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn về mức sàn trong khung thuế như đề xuất nêu trên thì ước giảm thu ngân sách nhà nước bình quân một tháng (đã bao gồm cả phần giảm thuế Giá trị gia tăng) khoảng 1.400 tỷ đồng/tháng.

Trường hợp Nghị quyết được ban hành trong tháng 7/2022 và có hiệu lực từ ngày 1/8/2022 thì ước giảm thu ngân sách nhà nước (đã bao gồm cả phần giảm thuế Giá trị gia tăng) khoảng 7.000 tỷ đồng.

Theo đó, tổng giảm thu ngân sách nhà nước do việc giảm thuế Bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2022 khoảng 32.538 tỷ đồng.

Với việc giảm mức thuế Bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn như đề xuất và giả định các yếu tố khác cấu thành giá cơ sở xăng dầu không thay đổi so với kỳ điều hành ngày 21/6/2022 thì tỷ trọng thuế trong giá cơ sở xăng dầu còn khoảng 20,47% đối với xăng E5 RON92, khoảng 21,41% đối với xăng RON95 và khoảng 11% đối với dầu diesel.

Nguồn tin: VTC News

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Trung Quốc tiếp tục tích trữ dầu dù giá cao hơn

Dữ liệu hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu tăng tích trữ dầu thô sau hai tháng suy giảm, theo Orbital Insight. Theo số liệu của công ty này, trong chín ngày đầu tiên của ..

Venezuela có thể mất nhiều dầu hơn nữa | Hoanghungpetro.com.vn

Sau khi vỡ nợ, cuộc khủng hoảng của Venezuela vẫn tiếp diễn, làm đe doạ trầm trọng thêm tình hình sản xuất của công ty dầu quốc doanh PDVSA.
Được biết DVSA đã thông báo với nhân viên r..

Hàng hóa TG tuần tới 24/3: Giá dầu và vàng tăng mạnh

 
Trong tuần qua, giá dầu và vàng tăng mạnh, trong khi kim loại cơ bản và nhiều nông sản sụt giảm. Căng thẳng do lo ngại về khả năng chiến tranh thương mại đã tác động tới hàng loạt thị trư..

Goldman cho rằng thị trường lo lắng quá mức cần thiết

Trong khi OPEC và các nước đồng minh gồm có Nga đã không chốt được chi tiết cách thức sẽ giảm tốc dần hạn ngạch cắt giảm sản lượng sẽ tiếp tục cho đến cuối năm 2018, họ cam kết sẽ “nhanh nhẹn và nhạy b