Đằng sau quyết định đón đầu tái thiết Syria của Trung Quốc

Giới chuyên gia cho rằng, chiến sự có thể sẽ không sớm kết thúc ở Syria và sự đầu tư của Bắc Kinh tại đây sẽ phải chống chọi nhiều thách thức.

Theo SCMP, Đại sứ Syria tại Trung Quốc cho biết Damascus đang cố thu hút đầu tư từ Bắc Kinh bằng hình thức đổi dầu mỏ lấy những khoản vay và xem xét cho phép giao dịch bằng nhân dân tệ.

Sau khi giành thắng lợi trong cuộc chiến chống IS, Syria đứng trước nhiệm vụ lớn là tái thiết lại đất nước. Do đó nước này cần đến một khoản tiền không nhỏ. Theo ước tính của ngân hàng Thế giới (WB), để tái thiết lại đất nước, Syria cần khoảng 200 tỉ USD.

Đại sứ Syria tại Trung Quốc Imad Moustapha cho biết, Syria đang thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài tham gia nỗ lực tái thiết đất nước Trung Đông này. 

Syria đang thu hút đầu tư từ Bắc Kinh bằng hình thức đổi dầu mỏ lấy những khoản vay và xem xét cho phép giao dịch bằng nhân dân tệ.

“Chúng tôi muốn các nước như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Iran cùng tham gia tái thiết đất nước chúng tôi”, ông Imad Moustapha cho hay.

Trước tình hình đó, Trung Quốc đã quyết định vào cuộc dù chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad vẫn đang đối mặt các lệnh trừng phạt từ châu Âu và Mỹ.

Trong cuộc họp hôm 24/6 với bà Bouthaina Shaaban, cố vấn cấp cao của Tổng thống Syria, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngỏ lời rằng, Bắc Kinh sẽ hỗ trợ kế hoạch tái thiết của Syria.

Theo ông Moustapha, các doanh nghiệp Trung Quốc đã thể hiện “mối quan tâm lớn” trong việc tìm kiếm cơ hội làm ăn ở Syria.

Hàng ngày, ông đều tiếp nhận nhiều đoàn và các doanh nghiệp lớn từ Trung Quốc sang Syria khảo sát.

Bắc Kinh gần đây đã nỗ lực tham gia nhiều hơn vào vấn đề Syria, bao gồm các động thái cử đại diện tới giúp thúc đẩy giải pháp ngoại giao, cũng như tiếp đón các nhân vật từ Chính phủ và phe đối lập tại Syria.

Hồi tháng Bảy, Bắc Kinh đã thông báo kế hoạch trị giá 2 tỉ USD xây dựng một công viên công nghiệp ở Syria cho 150 doanh nghiệp Trung Quốc.

Tới tháng Tám, rất nhiều các công ty Trung Quốc tham gia hội chợ Quốc tế Damascus.

Nguồn tin: nguoiduatin.vn

Ngoài Trung Quốc, Syria cũng nhiều lần mở lời mời gọi các đồng minh khác như Nga, Iran hay Lebanon tham gia công việc tái thiết lại đất nước.

Giới chuyên gia cho rằng, các dự án phát triển do nước ngoài tài trợ có thể phần nào giải quyết bài toán kinh tế hậu chiến của Syria. Tuy nhiên, những nơi ưu tiên tập trung của các dự án tái thiết như kế hoạch hiện nay rốt cuộc có thể đẩy quốc gia Trung Đông này lún sâu hơn vào rối loạn.

Trong khi đó, ông Raffaello Pantucci, Giám đốc nghiên cứu an ninh quốc tế viện Nghiên cứu Royal United (Anh), không cho rằng chiến sự sẽ sớm kết thúc ở Syria và sự đầu tư của Bắc Kinh tại đây sẽ phải chống chọi nhiều thách thức.

“Lợi ích tài chính tại Syria (của Trung Quốc) tương đối hạn chế”, ông Pantucci nhấn mạnh.

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

OPEC đã mang lại một ân huệ lớn cho các nhà khai thác đá phiến Mỹ

OPEC và Nga đã cho phép đối thủ khó đối phó nhất của họ, đá phiến của Mỹ, một món quà nghỉ lễ sớm.
Trong khi các ban giám đốc điều hành của các nhà thăm d

Cẩn trọng lạm phát vì biến động giá dầu

Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhận định, lạm phát 5 tháng đầu năm nhìn chung vẫn trong tầm kiểm soát song rủi ro lớn nhất đối với vấn đề kiểm soát lạm phát trong những th

Bộ Công Thương bác đề xuất kinh doanh lại xăng A92 của Saigon Petro

Ngày 29/3/2018, Bộ Công Thương có văn bản trả lời Công ty TNHH Dầu khí TP.HCM (Saigon Petro) liên quan đến việc đơn vị này kiến nghị bán lại xăng RON 92 do lượng xăng E5 tiêu thụ khá t..

Sản lượng khí đốt tự nhiên của Nga giảm trong ba tháng liên tiếp | Hoanghungpetro.com.vn

Sản lượng khí đốt tự nhiên của Nga đã giảm 18% trong tháng 6 so với tháng 5, dữ liệu mới từ Tổ chức Sáng kiến ​​Dữ liệu chung (JODI) cho thấy hôm thứ Tư, được Diễn đàn Năng lượng Quốc tế trích dẫn.
Theo đó, sản lượng khí đốt tự nhiên của Nga trong..