Sự thật xu hướng giá lên của Hiệp định OPEC


Giá dầu đã tăng 5 phần trăm hôm thứ Sáu sau khi nhóm OPEC tuyên bố quyết định mơ hồ của mình để duy trì mục tiêu chung trong khi bỏ hạn mức cho từng quốc gia cụ thể. Kết quả này được xem như chỉ là một sự gia tăng khiêm tốn, việc này có thể dẫn đến nguồn cung thắt chặt hơn.

Cuối tuần qua, các quan chức Saudi đã tìm cách làm sáng tỏ, nói thêm rằng động thái này sẽ dẫn đến tăng 1 triệu thùng mỗi ngày. Điều đó khiến giá giảm trở lại một chút vào thứ Hai.

“Vẫn còn một số bất ổn trên thị trường cho đến khi mọi thứ sẽ bắt đầu rõ ràng thế nào,” Mark Watkins của Ngân hàng Mỹ Wealth Management nói với Bloomberg. “Trước đó, rất nhiều người nghĩ đến viễn cảnh tồi tệ nhất khi OPEC sẽ mở vàn sản xuất và dầu sẽ tràn ngập thị trường một lần nữa.”

Tuy nhiên, không hợp lý để bắt đầu với giả định rằng OPEC sẽ làm ngập lụt thị trường không, và kết quả này không nên được xem như là một kết quả khiến giá giảm. OPEC sẽ không mở van sản xuất, và nếu có, thì nguy cơ giá dầu rõ ràng là theo hướng đi lên. Hầu hết các thành viên OPEC không thể tăng sản lượng, ngay cả khi họ muốn. Thị trường dầu chỉ có thể chứng kiến một lượng bổ sung 600.000 thùng/ngày.

Điều đó sẽ chỉ có một tác động nhỏ lên thị trường, chưa đến 1% nguồn cung. Nó chỉ đơn giản là bù đắp cho sự sụt giảm từ Venezuela trong năm qua. Nhưng sự sụt giảm từ Venezuela sẽ không dừng lại ở đó. Mà dự kiến là sẽ tiếp tục, có lẽ với tốc độ tăng tốc. Và Venezuela không phải là nước duy nhất chứng kiến sự gián đoạn đột ngột về cung. Libya tạm thời mất 450.000 thùng/ngày trong hai tuần qua và Nigeria cũng đang chịu cảnh xuất khẩu thấp hơn do các vấn đề đường ống.

Ngoài ra, thị trường dường như đã quên mất những tổn thất được dự báo ​​từ Iran, có lẽ bởi vì vẫn còn rất nhiều điều không chắc chắn về mức độ gián đoạn sẽ tồi tệ như thế nào. Chính phủ Mỹ đã yêu cầu Nhật Bản ngưng hoàn toàn việc mua dầu từ Iran, một yêu cầu khắt khe hơn so với những gì đến từ chính quyền Obama. Iran thừa nhận rằng rất nhiều người mua sẽ không nhận được sự miễn trừ từ Washington, điều này có thể làm hạn chế xuất khẩu của Iran.

Hơn nữa, luôn có khả năng xảy ra những gián đoạn bất ngờ ở nơi khác. Tin tức vừa mới nhận được rằng xuất khẩu dầu của Canada có thể giảm 360.000 thùng/ngày trong tháng 7 do sự cố tại một cơ sở cát dầu do Syncrude Canada điều hành.

Quan trọng nhất, triển vọng lạc quan đối với thị trường dầu trong năm tới chủ yếu dựa vào sự gia tăng sản lượng ồ ạt đến từ lưu vực Permian ở Mỹ, nhưng những hạn chế về đường ống có thể làm tăng trưởng chậm lại ở Texas.

Trong khi đó, Ảrập Xêút và Nga đang thảo luận một khuôn khổ hợp tác lâu dài hơn, có lẽ dưới hình thức “Siêu OPEC” là nơi mà các nước trong và ngoài OPEC hiện đang hợp tác để tạo ra một tổ chức song song, tách biệt với chính OPEC, hợp tác về chính sách thị trường dầu. Bloomberg đưa tin rằng nhóm mới này có thể thay đổi chính sách một thành viên, một phiếu bầu cho việc gì đó mà mang lại nhiều quyền lực hơn cho các nhà sản xuất lớn hơn.

Những người đề xướng sẽ lấy lý do rằng việc đưa Nga và những nước khác vào một cơ quan chính thức sẽ tạo cho nhóm tầm ảnh hưởng lớn hơn trên thị trường dầu mỏ toàn cầu bằng cách đưa một phần sản lượng toàn cầu lớn hơn theo sự quản lý thị trường. Các nhà phê bình sẽ nhấn mạnh rằng nhiều thành viên OPEC đã sản xuất với công suất tối đa, và một số trong số họ có đầu ra giảm, nghĩa là quyết định tăng hoặc giảm sản lượng của họ là một ảo tưởng. Ngoài ra, các nhà phê bình sẽ đặt câu hỏi về khả năng tồn tại lâu dài của sự hợp tác giữa rất nhiều quốc gia với những lợi ích khác nhau như vậy.

Tuy nhiên, một liên minh OPEC / phi OPEC được mở rộng trên cơ sở chính thức, nếu nó xảy ra, sẽ đánh dấu sự thay đổi lớn nhất đối với việc quản lý thị trường dầu mỏ kể từ khi thành lập OPEC từ nhiều thập kỷ trước.

Tuy nhiên, ngay cả khi sự hợp tác giữa Nga và Saudi kéo dài trong nhiều năm tới, nó sẽ không thay đổi thực tế rằng thị trường dầu mỏ vẫn còn thắt chặt và việc bổ sung dầu của Saudi vào thị trường làm giảm công suất dự trữ toàn cầu. “Thị trường dầu mỏ toàn cầu có thể sẽ tiếp tục bị thiếu hụt theo hầu hết các kịch bản,” Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch cho biết trong một bản lưu ý. Ngân hàng này dự báo Brent sẽ lên 90 USD/thùng trong quý II năm 2019.

Xét cho cùng, mục tiêu của OPEC và các đối tác ngoài OPEC kể từ năm 2016 là rút bớt dầu thừa và đưa thị trường trở lại sự cân bằng. Bây giờ, với thị trường đã cân bằng, sẽ ít hợp lý để họ làm ngập lụt thị trường. Như vậy, việc gia tăng sản lượng được thống nhất là có ý định “giữ cho tồn kho theo hướng mức bình thường hơn và không đẩy thị trường vào tình trạng cung vượt cầu,” Goldman Sachs cho biết trong một lưu ý.

Saudi Arabia, như mọi khi, sẽ có tuyên bố cuối cùng về việc bao nhiêu dầu được thêm vào thị trường. Và với IPO của Saudi Aramco vẫn theo kế hoạch vào năm 2019, thì có rất ít khả năng Riyadh sẽ dẫn tới một cuộc khủng hoảng thị trường nữa. Thật vậy, bất kỳ nỗ lực nào để thúc đẩy sản xuất sẽ nhằm mục đích ngăn chặn giá tăng đột biến khi ngày càng có nhiều thùng dầu mất đi trên khắp thế giới.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Lợi nhuận giảm sút, Lọc dầu Dung Quất có gì hấp dẫn nhà đầu tư?

Câu chuyện cổ phần hóa của BSR không phải là mới mà đã kéo dài nhiều năm. 
Vài năm trở lại đây, tổng doanh thu của Công ty TNHH MTV Lọc Hóa Dầu Bình Sơn (BSR..

Nỗi lo hàng hóa tăng giá

Nếu thuế giá trị gia tăng lên mức 12% cộng thuế môi trường với xăng lên 8.000 đồng/lít thì khả năng hàng loạt sản phẩm sẽ còn tiếp tục đội giá. 
Giá xăng, thuế và ph

Saudi Arabia kỳ vọng thị trường dầu mỏ sẽ sớm cân bằng trở lại | Hoanghungpetro.com.vn

    Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Jabbar Al-Luaibi cho biết nước này ủng hộ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ của các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) thêm 9 thá..

Petrolimex chia cổ tức 30%, Bộ Công thương sẽ nhận hơn 2.900 tỉ đồng

Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex – PLX) sẽ xin ý kiến cổ đông về phương án chia cổ tức năm 2017 với tỷ lệ 30%/vốn điều lệ, tương đương mỗi cổ phiếu nhận được 3.000 đồng. 
Trong tài liệu trình c