Trung Quốc có thể vượt Nhật Bản thành nhà nhập khẩu khí tự nhiên lớn nhất thế giới

 

Việc thúc đẩy mạnh chống ô nhiễm môi trường của Bắc Kinh đã đẩy Trung Quốc theo xu hướng vượt qua Nhật Bản trong năm nay, thành nước nhập khẩu lớn nhất thế giới đối với khí đốt tự nhiên, dùng để thay thế than bản.

Trung Quốc – nước nhập khẩu dầu mỏ và than lớn nhất – là nước sử dụng khí tự nhiên lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Nga, nhưng phải nhập khẩu khoảng 40% tổng nhu cầu của họ do sản lượng trong nước không tăng kịp nhu cầu.

Số liệu từ Thomson Reuters Eikon cho thấy nhập khẩu khí đốt qua đường ống và LNG của Trung Quốc sẽ vượt 67 triệu tấn, tăng hơn 25% so với một năm trước. Riêng nhập khẩu LNG tăng vọt hơn 50%.

Số liệu này (gồm các tàu LNG sang Trung Quốc và nhập khẩu hàng tháng qua đường ống) là số liệu sơ bộ do số liệu tháng 12 vẫn chưa có.

Trung Quốc vẫn tụt sau Nhật Bản, với nhập khẩu khí đốt hàng năm khoảng 83,5 triệu tấn, tất cả là LNG, nhưng tổng thể nhập khẩu khí đốt của Trung Quốc vượt Nhật Bản trong tháng 9 và tháng 11.

Giới phân tích cho biết xu hướng này được thiết lập và Trung Quốc sẽ vượt Nhật Bản trong cả năm 2018.

Miaoru Huang, nhà quản lý khí đốt và LNG châu Á tại công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie cho biết “cả nhập khẩu LNG và qua đường ống sẽ tiếp tục tăng trong vài năm tới. Chúng tôi dự kiến Trung Quốc vượt Nhật Bản thành nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất thế giới trong năm 2018”. Bà bổ sung “nhưng Nhật Bản sẽ vẫn là nhà nhập khẩu LNG số 1 thế giới cho đến năm 2028”.

Trung Quốc năm ngoái bắt đầu động thái chuyển hàng triệu hộ gia đình và nhiều cơ sở công nghiệp từ sử dụng than sang khí đốt như một phần của nỗ lực làm sạch không khí, điều này đang gây ra sự tăng vọt trong các đơn hàng nhập khẩu từ nước ngoài.

Ba nguồn cung cấp LNG lớn nhất của Trung Quốc là Australia, Qatar và Malaysia, trong khi đó nhập khẩu qua đường ống từ Trung Á và Myanmar. Một đường ống nối Trung Quốc và Nga đang được xây dựng.

Không như các nhà nhập khẩu LNG, nhập khẩu phần lớn hàng hóa theo các hợp đồng dài hạn với khối lượng hàng tháng cố định và liên kết với thị trường dầu mỏ, nhiều công ty của Trung Quốc mua LNG tại thị trường giao ngay khi họ cần trong thời gian ngắn, như nhu cầu cao hiện nay trong mùa đông.

Điều này dẫn tới giá LNG giao ngay tại châu Á hơn gấp đôi kể từ tháng 6/2017 thành 11,2 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu), mức cao nhất kể từ tháng 11/2014, đánh dấu LNG là một trong số các hàng hóa diễn biến tốt nhất trong năm 2017.

Nhu cầu tăng vọt của Trung Quốc đã vượt qua Hàn Quốc trong năm 2017 thành nước nhập khẩu LNG lớn thứ hai thế giới.

Nguồn tin: vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen: “Hầu như không thể” tránh những cú sốc trên thị trường dầu mỏ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết Mỹ đang tham gia vào các cuộc thảo luận “cực kỳ tích cực” với các nước châu Âu nhằm tìm ra nhiều cách hơn để hạn chế nguồn thu từ dầu mỏ của Nga.
Các quan chức Mỹ đặt mục tiêu giữ cho dầu của Nga chảy v..

Khủng hoảng chính trị ở Iran có thể đẩy giá dầu lên 100 USD

Giá dầu bước vào năm 2018 với một mức cao khi một số căng thẳng địa chính trị đã dẹp sang một bên những quan ngại tiêu cực. Cả WTI và Brent đều mở cửa với giá trên 60 USD/thùng lần đầ..

PVN phải sớm giải quyết dự án thua lỗ, đẩy nhanh dự án chậm tiến độ

Thủ tướng giao 4 nhiệm vụ quan trọng cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), trong đó có giải quyết nhanh các dự án thua lỗ, yêu cầu thực hiện quyết liệt thời gian tới.
Ngày 19/7, Bộ trưởng, Chủ nh..

Trong khi OPEC mong chờ sự cảm kích, Mỹ tăng cường sản xuất dầu

Các bộ trưởng OPEC đã tới Houston trong tuần trước chỉ để nhận một tiếng “cảm ơn” đã không bao giờ đến.
Kể từ khi OPEC và các nhà sản xuất không thuộc OPEC đã đạt được thoả thuận cắt giảm ..