Trung Quốc có thể vượt Nhật Bản thành nhà nhập khẩu khí tự nhiên lớn nhất thế giới

 

Việc thúc đẩy mạnh chống ô nhiễm môi trường của Bắc Kinh đã đẩy Trung Quốc theo xu hướng vượt qua Nhật Bản trong năm nay, thành nước nhập khẩu lớn nhất thế giới đối với khí đốt tự nhiên, dùng để thay thế than bản.

Trung Quốc – nước nhập khẩu dầu mỏ và than lớn nhất – là nước sử dụng khí tự nhiên lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Nga, nhưng phải nhập khẩu khoảng 40% tổng nhu cầu của họ do sản lượng trong nước không tăng kịp nhu cầu.

Số liệu từ Thomson Reuters Eikon cho thấy nhập khẩu khí đốt qua đường ống và LNG của Trung Quốc sẽ vượt 67 triệu tấn, tăng hơn 25% so với một năm trước. Riêng nhập khẩu LNG tăng vọt hơn 50%.

Số liệu này (gồm các tàu LNG sang Trung Quốc và nhập khẩu hàng tháng qua đường ống) là số liệu sơ bộ do số liệu tháng 12 vẫn chưa có.

Trung Quốc vẫn tụt sau Nhật Bản, với nhập khẩu khí đốt hàng năm khoảng 83,5 triệu tấn, tất cả là LNG, nhưng tổng thể nhập khẩu khí đốt của Trung Quốc vượt Nhật Bản trong tháng 9 và tháng 11.

Giới phân tích cho biết xu hướng này được thiết lập và Trung Quốc sẽ vượt Nhật Bản trong cả năm 2018.

Miaoru Huang, nhà quản lý khí đốt và LNG châu Á tại công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie cho biết “cả nhập khẩu LNG và qua đường ống sẽ tiếp tục tăng trong vài năm tới. Chúng tôi dự kiến Trung Quốc vượt Nhật Bản thành nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất thế giới trong năm 2018”. Bà bổ sung “nhưng Nhật Bản sẽ vẫn là nhà nhập khẩu LNG số 1 thế giới cho đến năm 2028”.

Trung Quốc năm ngoái bắt đầu động thái chuyển hàng triệu hộ gia đình và nhiều cơ sở công nghiệp từ sử dụng than sang khí đốt như một phần của nỗ lực làm sạch không khí, điều này đang gây ra sự tăng vọt trong các đơn hàng nhập khẩu từ nước ngoài.

Ba nguồn cung cấp LNG lớn nhất của Trung Quốc là Australia, Qatar và Malaysia, trong khi đó nhập khẩu qua đường ống từ Trung Á và Myanmar. Một đường ống nối Trung Quốc và Nga đang được xây dựng.

Không như các nhà nhập khẩu LNG, nhập khẩu phần lớn hàng hóa theo các hợp đồng dài hạn với khối lượng hàng tháng cố định và liên kết với thị trường dầu mỏ, nhiều công ty của Trung Quốc mua LNG tại thị trường giao ngay khi họ cần trong thời gian ngắn, như nhu cầu cao hiện nay trong mùa đông.

Điều này dẫn tới giá LNG giao ngay tại châu Á hơn gấp đôi kể từ tháng 6/2017 thành 11,2 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu), mức cao nhất kể từ tháng 11/2014, đánh dấu LNG là một trong số các hàng hóa diễn biến tốt nhất trong năm 2017.

Nhu cầu tăng vọt của Trung Quốc đã vượt qua Hàn Quốc trong năm 2017 thành nước nhập khẩu LNG lớn thứ hai thế giới.

Nguồn tin: vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản lượng dầu của Venezuela vẽ ra mức thấp mới

Trước cuộc đàm phán quan trọng giữa các thành viên OPEC, sản xuất từ ​​thành viên sáng lập Venezuela có thể đạt mức thấp mới sớm, một báo cáo công nghiệp phát hiệ..

Giá dầu đi lùi do triển vọng cuộc họp của OPEC mịt mờ

Giá dầu đóng cửa ngày 28/11 giảm phiên thứ hai liên tiếp trong bối cảnh chưa có gì chắc chắn về kết quả cuộc họp giữa các OPEC và một số nước phi thành viên vào ng

Sắp phải dùng xăng E5, doanh nghiệp xăng dầu xin ưu đãi

     Dù lộ trình tiến tới dùng hoàn toàn xăng E5 thay cho xăng A92 sắp đến gần, nhưng nhiều doanh nghiệp xăng dầu vẫn than khó vì xăng E5 vẫn chưa thu hút được nhiều người ti

VCSC: EPS 2018 của Petrolimex có thể tăng 20% nhờ thay thế RON92

VCSC cho rằng, giai đoạn 2018-2022, lợi nhuận của Petrolimex có thể đạt tăng trưởng kép hàng năm 9,6% nhờ tiêu thụ xăng cả nước gia tăng và Chính phủ nỗ lực ngăn chặn tình trạng nhập lậu xăng dầu. ..