Khủng hoảng chính trị ở Iran có thể đẩy giá dầu lên 100 USD

Giá dầu bước vào năm 2018 với một mức cao khi một số căng thẳng địa chính trị đã dẹp sang một bên những quan ngại tiêu cực. Cả WTI và Brent đều mở cửa với giá trên 60 USD/thùng lần đầu tiên trong nhiều năm.

Các cuộc biểu tình tại Iran là động lực chính cho tâm lý lạc quan trên thị trường dầu. Cụ thể, các cuộc biểu tình chống chính phủ đã lan khắp đất nước trong những ngày gần đây, và không giống như các cuộc biểu tình lan rộng vào năm 2009, những cuộc biểu tình hiện nay có liên quan đến khủng hoảng kinh tế và cũng đang diễn ra ở nhiều thành phố hơn chỉ là Tehran. “Bất ổn gia tăng tại Iran tạo ra một khởi đầu tốt đẹp cho năm 2018”, Schork Report cho biết trong một bản tin tới khách hàng vào ngày 2 tháng 1.

Ít nhất 14 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình và ước tính khoảng 450 người đã bị bắt giữ. Đây là thách thức nghiêm trọng nhất đối với chính phủ Iran trong nhiều năm, và Nhà lãnh đạo Tối cao Iran đã đổ lỗi cho các đặc vụ nước ngoài, có lẽ là Hoa Kỳ. Ayatollah Ali Khamenei cho biết: “Trong những ngày gần đây, nhiều kẻ thù của Iran đã sử dụng các công cụ khác nhau như tiền mặt, vũ khí, chính trị và bộ máy tình báo để gây rắc rối cho quốc gia Hồi giáo này”.

Trong khi đó, căng thẳng ở Triều Tiên – mặc dù không phải là một diễn biến mới – có thể lan rộng trong đó có cuộc tranh cãi giữa Hoa Kỳ và Nga cũng như Mỹ với Trung Quốc. Reuters đưa tin vào cuối tuần trước, các tàu chở dầu của Nga đã vận chuyển nhiên liệu tới Triều Tiên vài lần trong vài tháng qua bằng cách vận chuyển hàng hoá trên biển. Nếu đúng như vậy thì những hành động này chẳng khác gì là vi phạm các biện pháp trừng phạt của LHQ. Các nguồn tin nói với Reuters rằng không có bằng chứng nào cho thấy nhà nước Nga có liên quan, nhưng tin tức này đã làm dấy lên mối lo ngại về căng thẳng Mỹ-Nga khi Washington cứng rắn với Bình Nhưỡng.

Vụ tranh cãi về việc vận chuyển dầu tới Triều Tiên cũng tập trung vào Trung Quốc. Hàn Quốc đã bắt giữ hai tàu bị cáo buộc chở dầu sang Triều Tiên. Hoa Kỳ đã và đang cố gắng yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên danh sách đen một số tàu bị nghi ngờ chở dầu sang Triều Tiên, nhưng Trung Quốc đã phản đối những nỗ lực như vậy. Vụ việc đã làm dấy lên nghi ngờ tại Washington rằng Trung Quốc đang né tránh các biện pháp trừng phạt của LHQ và cung cấp phao cứu sinh cho Triều Tiên.

Hai điểm nóng địa chính trị này có vẻ như lấn át cả những quan ngại với sự quay trở lại của đường ống Forties 450.000 thùng/ngày. Đường ống dẫn dầu chính của Biển Bắc đã hoạt động trở lại trong những ngày gần đây, làm khôi phục dòng dầu từ biển Bắc ra thị trường. Libya cũng sửa chữa một đường ống dẫn dầu đến cảng xuất khẩu Es Sider của mình, giảm bớt mối lo về nguồn cung gián đoạn. Sự trở lại của nguồn cung từ cả hai nước đã được các nhà phân tích xem là lý do để dự báo một đợt bán tháo vào đầu năm nay, nhưng cho đến nay, những căng thẳng ở Iran và Triều Tiên đã chống đỡ lại.

Song, sự hỗ trợ của việc gián đoạn hữu hình đến từ những sự kiện địa chính trị này là không đáng kể. Dù rằng địa chính trị sẽ được tập trung nhiều hơn vì rằng chúng ta đang ở trong một thị trường thắt chặt hơn.

Nhưng các mỏ dầu của Iran lại nằm cách xa những nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các cuộc biểu tình. “Vì thế không có gì phải lo lắng về việc gián đoạn sản lượng 3,8 triệu thùng/ngày của Iran”, Bjarne Schieldrop, chuyên gia phân tích hàng đầu tại SEB, cho biết trong một tuyên bố. “Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra nó sẽ có một tác động rất lớn đến giá dầu thô toàn cầu. Với một mức gián đoạn toàn bộ như vậy ngay lập tức sẽ đẩy giá dầu Brent lên trên mức 100 USD”.

Khi lo ngại về gián đoạn nguồn cung từ Iran bắt đầu mờ nhạt đi thì có vẻ như sự tập trung sẽ quay trở lại nguyên tắc cơ bản. IEA dự đoán tồn kho sẽ tăng trở lại trong quý đầu tiên và có thể là quý hai năm nay. Ngoài ra, các nhà đầu tư đã đặt cược giá lên vô cùng lệch, với mức độ xu hướng giá lên như vậy có khuynh hướng đứng trước một đợt bán tháo. Điều đó có nghĩa là khi những sự kiện địa chính trị này mất đi sự chú ý thì rủi ro ngắn hạn với giá dầu là rất nhiều nguy cơ lao dốc.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Xăng dầu tăng giá mạnh, phá “đỉnh” lịch sử lên 26.287 đồng/lít

Giá xăng dầu chiều nay 21/2, giá xăng RON 95 tăng 961 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành, xăng E5 RON 92 tăng 965 đồng/lít…
Chiều 21/2, liên Bộ Công thương – Tài chính, tiếp tục tăng giá bán lẻ xăng dầu so với giá bán lẻ hiện hành. Đây là kỳ t..

Giá dầu bật tăng sau 5 phiên giảm liên tiếp

Trong những phiên giao dịch gần đây, giá dầu đã sụt giảm liên tục do lo ngại về việc OPEC và Nga nâng sản lượng… 
Một công nhân làm việc tại một mỏ dầu của Mỹ – Ảnh: Getty/CNBC..

Qatar bị cô lập: Kịch bản nào cho quốc gia dầu mỏ giàu có này?

Việc Qatar bị các nước láng giềng cô lập được dự đoán sẽ tiếp tục khiến cho bất ổn chính trị leo thang và sẽ có thêm hàng tỷ USD nữa bị tiêu tốn.
Qatar – quốc gia vùng vịnh g..

Algeria xuất thêm dầu thô sang Cuba do nguồn cung của Venezuela giảm

 
Một quan chức tại công ty dầu quốc doanh Sonatrach cho biết Algeria đã xuất khẩu 2,1 triệu thùng dầu thô sang Cuba trong năm ngoái và sẽ xuất khối lượng tương tự trong năm 2018, giúp Cuba b