Hai xu hướng thay đổi trong vận chuyển dầu


Trong những ngày gần đây, đã có hai xu hướng xuất hiện: tỷ trọng dầu đang thay đổi ở Mỹ và dòng chảy thay đổi ở thị trường xăng dầu Châu Á.

Đầu tiên, thị trường Mỹ. Biểu đồ dưới đây cho thấy tỷ trọng API của dầu thô nhập khẩu qua đường biển hàng tháng vào bờ biển Đại Tây Dương của Mỹ ngày càng trở nên nhẹ hơn như thế nào.

Vì ít dầu thô chở bằng đường sắt từ Bakken tới các nhà máy lọc dầu Đại Tây Dương trong những năm gần đây do không kinh tế, nên nhu cầu về dầu thô ngọt nhẹ ngày càng được đáp ứng bởi dầu nhập khẩu từ Tây Phi (WAF) và Bắc Phi (NAF). Chẳng hạn như: Nigeria, Angola, Algeria và Libya.

Trong khi nhập khẩu bằng đường biển qua Đại Tây Dương tăng 6% vào năm 2017, thì loại dầu của WAF và NAF tăng 32%. Hơn ba phần tư các thùng dầu WAF/NAF được giao tới Bờ biển Đại Tây Dương vào năm 2017 có API từ 33 trở lên (xếp chúng vào dầu thô nhẹ).

Như minh họa dưới đây, nhập khẩu dầu thô vào Bờ biển Đại Tây Dương có API trung bình là 30 trong phần lớn năm 2015, với hàm lượng lưu huỳnh trên 1%. Đến năm 2017, dầu nhập khẩu đã trở nên nhẹ hơn và ngọt hơn. Nhập khẩu đã chứng kiến API trung bình hàng tháng ở mức cao 37 trong năm ngoái, trong khi hàm lượng lưu huỳnh giảm đi một nửa xuống gần 0,5 phần trăm.

Chủ đề thứ hai có liên quan đến thị trường xăng dầu Châu Á, và nó đang trở nên cách biệt nhiều hơn thế nào.

Biểu đồ dưới đây cho thấy sự gia tăng trong dòng chảy bên trong châu Á (tức là lưu lượng nội bộ) cũng như nhập khẩu và xuất khẩu xăng dầu gia tăng trong ba năm qua.

Trong khi dòng chảy nội bộ không tăng trong năm 2015, thì nhập khẩu qua đường biển đã tăng hơn 12 phần trăm. Nhưng trong năm 2016, dòng chảy nội bộ tăng 14 phần trăm, trước khi tăng 16 phần trăm vào năm ngoái. Trong hai năm đó, nhập khẩu đã tăng 14% vào năm 2016, nhưng chỉ tăng 1% trong năm ngoái, trong khi tốc độ xuất khẩu tăng cũng giảm từ 8% năm 2016 xuống dưới 2% năm 2017.

Điều này cho thấy Châu Á đang ngày càng đáp ứng nhu cầu của mình, dùng sản lượng xăng dầu trong nước để bù nhu cầu đang tăng, giảm bớt xuất. Với quá trình chuyển đổi này đang diễn ra, các quốc gia Châu Á cũng đang có nhu cầu ít hơn để tăng nhập khẩu. Châu Á dường như đang trở nên tự cung tự cấp nhiều hơn, ít nhất là từ quan điểm xăng dầu.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

OPEC không can thiệp với những gián đoạn nguồn cung dầu ít, ngắn hạn

OPEC đang theo dõi bất ổn tại Iran cũng như khủng hoảng kinh tế của Venezuela, nhưng tổ chức này sẽ chỉ tăng sản lượng nếu việc gián đoạn sản xuất đáng kể và lâu dài từ những nước này.
Những k..

OPEC theo dõi chặt chẽ sự sụt giảm sản lượng tại Venezuela

 
OPEC đang theo dõi chặt chẽ sự sụt giảm sản lượng từ Venezuela xem liệu sự mất mát nguồn cung từ thành viên này có đảm bảo để tổ chức này hành động không.
Điều này đ

Giá dầu cao hơn là mối quan tâm duy nhất của OPEC

OPEC có thể đạt được mục tiêu loại bỏ dầu thừa trong tháng này. Nhưng việc thay đổi những điều kiện đã được chấp nhận để bàn bạc một vấn đề giờ đây sẽ chuyển sang một chỉ số khác để biện minh cho ..

Iran cảnh báo Mỹ về thỏa thuận hạt nhân

Giá dầu tuần tới ‘nín thở’ chờ Mỹ phán quyết số phận của thỏa thuận hạt nhân Iran 
Cuộc “so găng” giữa Mỹ và Iran có thể tiếp tục là nhân tố chính chi phối t