Nga năm thứ hai trở thành nhà cung cấp dầu mỏ hàng đầu cho Trung Quốc

Số liệu hải quan cho thấy trong tháng 12 Nga giữ vị trí là nhà cung cấp dầu thô hàng đầu của Trung Quốc tháng thứ 10, và cả năm 2017 là nhà cung cấp lớn nhất lần thứ hai, đẩy đối thủ Saudi Arabia xuống vị trí thứ hai.

Xuất khẩu từ Nga đạt 5,03 triệu tấn trong tháng 12, giảm 0,2% so với một năm trước, đưa tổng nguồn cung cả năm tăng 13,8% lên 59,7 triệu tấn hay 1.194 triệu thùng/ngày.

Sự tăng cường các nguồn cung cấp ở Nga được hỗ trợ bởi nhu cầu mạnh từ các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc và bởi sự gia tăng xuất khẩu sang tập đoàn CNPC bằng một đường ống qua Siberia.

Xuất khẩu tháng 12 của Saudi Arabia tăng 31,7% so với một năm trước lên 4,71 triệu tấn, hay khoảng 1,11 triệu thùng/ngày. Xuất khẩu cả năm từ vương quốc này tăng 2,3% lên 52,18 triệu tấn hay 1,044 triệu thùng/ngày, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Như vậy Saudi Arabia xuất khẩu sang Trung Quốc ít hơn Nga 150.000 thùng/ngày, so với chênh lệch 30.000 thùng/ngày một năm trước.

Trung Quốc đã cho phép thêm nhiều nhà máy lọc dầu độc lập nhập khẩu dầu thô vào năm ngoái và các nhà máy nhỏ này, chủ yếu ở miền đông Trung Quốc, thường ưu tiên cho loại xuất khẩu chính chủa Nga, ESPO, do chất lượng tốt hơn, các lô hàng nhỏ hơn và thời gian vận chuyển ngắn hớn.

Tuy nhiên Saudi Arabia đã dựa vào các nhà máy dầu lớn của Trung Quốc qua các hợp đồng dài hạn, xuất khẩu chỉ bằng các tàu chở dầu rất lớn với nơi đến bị hạn chế.

Và Nga dường như chiếm vị chí hàng đầu lần nữa trong năm 2018, với nhà sản xuất dầu mỏ số 1, Rosneft có thể tăng nguồn cung cho tập đoàn CNPC của Trung Quốc thêm 50% lên 600.000 thùng/ngày qua đường ống vận chuyển mở rộng Siberia.

Xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc – được hưởng lợi từ việc cắt giảm sản lượng của OPEC – tháng trước đã gần 200.000 thùng/ngày. Tính cả năm 2017, lượng xuất khẩu đạt 7,65 triệu tấn hay 153.000 thùng/ngày.

Xuất khẩu từ Angola đứng vị trí thứ 3 trong tháng 12 và cả năm 2017 tăng 15% lên 50,42 triệu tấn hay 1,01 triệu thùng/ngày.

Đứng vị trí thứ 4 là Iraq đã xuất khẩu 36,82 triệu tấn hay 736.400 thùng/ngày sang Trung Quốc trong năm ngoái, tăng 1,7% so với năm 2016.

Các nguồn cung cấp từ Iran trong tháng 12 giảm 17,5% so với tháng 12/2016, xuống khoảng 571.300 thùng/ngày, trong khi lượng xuất khẩu từ nước này trong cả năm 2017 ổn định khoảng 623.000 thùng/ngày, một mức vẫn cao hơn mức trước khi bị các lệnh trừng phạt. 

Nguồn tin: vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Đà tăng trưởng LPG Dầu của Ấn Độ có thể bị ảnh hưởng bởi tỉ giá tăng cao ?

GIÁ TĂNG CAO KÌM HÃM ĐÀ TĂNG TRƯỞNG LPD CỦA ẤN ĐỘ Xu hướng tăng trưởng tiêu thụ dầu bền vững của Ấn Độ đã dừng lại và chìm vào sắc đỏ trong tháng Tư […]

Giá dầu có khả năng phục hồi

Giá dầu dao động vào đầu tuần trước khi nhảy lên gần mức cao nhất trong nhiều năm do lo ngại về chính trị, với Brent chạm 70 đô la và WTI ở mức 65 đô la. Tuy nhiên, áp lực địa chính tr..

Tăng thuế bảo vệ môi trường chưa tác động tới giá bán lẻ xăng dầu

Bộ Tài chính mới đề xuất điều chỉnh khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trên cơ sở tính toán nhiều yếu tố để đảm bảo tính ổn định của Luật áp dụng cho thời gian dài.
Tăng thuế ..

Đá phiến Mỹ sẽ giết chết sự phục hồi giá dầu?

Ngành công nghiệp đá phiến Mỹ đang cung cấp một khối lượng lớn dầu mới cho thị trường, phá kỷ lục mỗi tháng. Mỹ có thể vượt 10 triệu thùng mỗi ngày vào tháng hai, và đạt mức ..