Mức thuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC cao kỷ lục, dư thừa giảm nhanh

 

Mức thuân thủ theo một thỏa thuận cắt giảm nguồn cung dầu mỏ toàn cầu đạt mức cao mới trong tháng 2 và dư thừa tồn kho đang giảm nhanh, đưa các nhà sản xuất gần tới mục tiêu ban đầu của thỏa thuận.

OPEC và các đồng minh của họ đã đạt 138% mức tuân thủ theo thỏa thuận giảm sản lượng trong tháng trước, tăng từ 133% trong tháng 1 và cao nhất kể từ khi thỏa thuận bắt đầu vào tháng 1/2017.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC, Nga và các nhà sản xuất khác ngoài OPEC đã gia hạn thỏa thuận đến hết năm 2018, mặc dù một số nguồn tin OPEC cho biết thị trường hiện nay được dự kiến cân bằng trong quý 2 hoặc quý 3.

Dư thừa đang giảm nhanh chóng sẽ đưa ra tranh luận về việc hạn chế kéo dài bao nhiêu là cần thiết, mặc dù nhà xuất khẩu hàng đầu Saudi Arabia cho biết còn quá sớm để bàn về chiến lược rời khỏi thỏa thuận này. Hội hội đồng Bộ trưởng sẽ họp để xem xét thỏa thuận này trong tháng 4.

OPEC cho biết “ủy ban này nhấn mạnh rằng tất cả các nước tham gia nên cố gắng đạt hay vượt mức tuân thủ hoàn toàn theo sản lượng tự nguyện điều chỉnh của họ”.

Mục tiêu ban đầu của thỏa thuận cắt giảm sản lượng để giảm tồn kho dầu thô tại các nước phát triển xuống mức trung bình 5 năm. Tồn kho trong tháng 2 cao hơn mức này 44 triệu thùng, gần với mục tiêu của OPEC.

Thỏa thuận của OPEC đã giúp tăng giá dầu, vượt mốc 71 USD/thùng trong năm nay, lần đầu tiên kể từ năm 2014 và trên mức 69 USD/thùng trong ngày 21/3, được hỗ trợ bởi tồn kho dầu thô của Mỹ bất ngờ sụt giảm.

Trong kho dự trữ dầu thô của các nước phát triển giảm gần với mức trung bình 5 năm, OPEC đang nói về việc điều chỉnh số liệu để đưa ra một bức tranh cắt giảm nguồn cung hoàn thiện hơn.

Ủy ban này nhóm họp tại trụ sở OPEC tại Vienna trong hôm thứ Hai đã bàn về những vấn đề này nhưng không đưa ra kết luận. Các quan chức OPEC cho biết để có bức tranh rộng lớn hơn, các nhà sản xuất có thể nhìn vào giai đoạn dài hơn so với 5 năm hay tính toán tồn kho ở những nước khác, những kho lưu trữ nổi và dầu đang quá cảnh.

Ủy ban này gồm các quan chức từ Saudi Arabia, Venezuela và Algeria cộng với Nga và Oman ngoài tổ chức OPEC.

Nguồn tin: vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu hôm nay 5/5 duy trì đà tăng, dầu Bent lên mức 110,61 USD/thùng

Trong bối cảnh áp lực nguồn cung lại gia tăng trương thông tin EU đang nghiên cứu một lệnh cấm vận hoàn toàn với dầu thô Nga, giá xăng dầu hôm nay tiếp tục duy trì đà tăng mạnh.
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 5/5/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn ..

Nhu cầu dầu của Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng lớn

Các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc – còn được gọi là teapots – đã được hưởng biên lợi nhuận thoải mái kể từ khi họ được phép nhập khẩu dầu thô trực tiếp vào năm ..

Giá dầu thế giới có thể lên 125 USD/thùng năm 2022

Nhu cầu dầu của thế giới dự báo sẽ tăng không ít trong năm 2022 nhưng nhiều nước xuất khẩu dầu lại ở trong tình thế có muốn tăng sản lượng cũng không còn khả năng.
Năm 2021, bất chấp tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến bất ổn, giá dầu thế giới

Giá xăng dầu hôm nay 28/6: Bật tăng do loạt vấn đề tiêu cực về nguồn cung

Giá xăng dầu hôm nay 28/6: WTI ngưỡng 110,67 USD/thùng, dầu Brent 116,26 USD/thùng.
Cập nhật giá xăng dầu đầu phiên sáng 28/6/2022 với những thông tin mới nhất.
Dầu thô tăng phiên thứ hai liên tiếp do nguồn cung trong ngắn hạn vẫn thiếu ổn định..