Các chiến lược chấm dứt hiệp ước OPEC/ngoài OPEC: Liên minh manh mẽ Saudi, Nga

Thông báo mới đây của Hoàng tử Saudi Mohammed bin Salman trong chuyến thăm Mỹ gần đây của ông rằng vương quốc đang tìm kiếm một mối quan hệ lâu dài giữa Saudi Arabia và Nga, kéo dài từ 10 đến 20 năm, đã làm cho thị trường ngạc nhiên.

Sự chú ý của mọi người đã được xác định xem liệu thỏa thuận cắt giảm sản xuất trong suốt năm 2018 hiện tại của OPEC và các nước ngoài OPEC sẽ được gia hạn vào năm 2019, hay đảo ngược hoặc một cơ chế ngắn hạn mới được đưa ra.

Ý kiến ​​của Hoàng tử Saudi dường như đã bác bỏ giải pháp ngắn hạn, từng năm một và đã lựa chọn một mối quan hệ năng lượng lâu dài với Nga để tin rằng mối quan hệ hiện tại giữa hai nước sẽ sâu sắc hơn và liên minh này hoặc quyền lợi chung là hoàn toàn cần thiết.

Bất kỳ cái gọi là “chiến lược rút lui” nào từ thỏa thuận Vienna tháng 11 năm 2016 đối với OPEC sẽ là một quyết định chính sách quan trọng mang ý nghĩa lớn hơn nhiều không chỉ với Saudi Arabia, Nga, hoặc OPEC, mà là nền kinh tế toàn cầu và các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB và Cục dự trữ liên bang Mỹ FED: điều gì sẽ tác động lên việc sụp đổ hoặc tăng vọt giá dầu, trái ngược hoàn toàn với một thước đo, sự gia tăng dần giá dầu thô ít hay nhiều là đi theo sự cân bằng giữa cung và cầu?

Nhận định chính xác vấn đề là điều quan trọng để tất cả các bên tránh được cuộc suy thoái kinh tế hoặc lạm phát cao và đó là khi lời tuyên bố của Hoàng tử trở nên quan trọng hơn.

Việc tinh chỉnh một chiến lược kết thúc thành công cũng rất quan trọng cho giai đoạn tiếp theo của mối quan hệ địa chính trị năng lượng được xây dựng giữa Nga và Saudi Arabia và làm thế nào để cả hai bên nhín thấy lối ra cho thỏa thuận OPEC cộng hiện sẽ hết hạn vào cuối năm 2018 .

Có rất nhiều cầu hỏi và câu trả lời vẫn còn rất ít và sơ sài – liệu thỏa thuận này có được mở rộng hay không? Nếu không, làm thế nào để một cơ chế rút khỏi chiến lược với thành công được xác định rộng rãi hơn tính đến cả các quốc gia tiêu thụ và các chương trình nghị sự của các quốc gia sản xuất.

Liệu đây sẽ là kịch bản nhập sau xuất trước LIFO đối với các nhà sản xuất dầu lớn như Nga và các quốc gia vùng Vịnh cho phép các nhà sản xuất dầu nhỏ đang căng thẳng về tài chính bắt đầu đẩy mạnh sản xuất nếu họ có công suất dự phòng và đã đầu tư vào công suất dự phòng này vài năm trước đây? Một lần nữa, tuyên bố của Hoàng thái tử cho một tầm nhìn dài hạn của thị trường năng lượng đã thiếp lập một thị trường mới cho liên minh OPEC cộng.

Các nhà sản xuất OPEC và những người khác tham gia vào thỏa thuận sản xuất này có thể học hỏi từ kinh nghiệm của các Ngân hàng Trung ương trong việc kiểm soát các chiến lược rút khỏi chính sách của họ. Thật vậy, ngày càng có nhiều quan chức của Saudi và các quan chức chính sách về dầu mỏ khác giống như các ngân hàng trung ương ngày nay khi họ nói về việc “tái cân bằng” cung và cầu dầu thô hoặc giá “cân bằng”.

Như Bộ trưởng Năng lượng Saudi, Khaled al-Falih vừa mới nhận xét, sự sẵn sàng “vượt qua” mức giá cân bằng dầu thô trong một khoảng thời gian; có vẻ như là một điều khủng khiếp giống như các quan chức của Fed miêu tả sự sẵn sàng chấp nhận một bước vượt  qua “tạm thời” mục tiêu lạm phát 2% của Fed, vì đây là ma trận mục tiêu chính cho chính sách thành công của Fed, giống như một trong những mục tiêu thành công của OPEC là đảm bảo rằng giá dầu vẫn ở mức “hợp lý” và không tăng vọt thất thường.

Thực tế, việc nghĩ đến chiến lược rút khỏi OPEC thành công thực sự đã được vay mượn từ các đề xuất chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ với mục tiêu “giảm dần” nổi tiếng khi cơ quan thoát khỏi Chương trình Nới lỏng Định lượng (QE3) bắt đầu trong năm 2014.

Nhìn lại thời kỳ này, Fed đã thành công trong việc thoát khỏi QE, bất chấp những khó khăn trong việc tạo ra sự đồng thuận về chính sách giữa 19 thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang FOMC, những người có quan điểm khác nhau về triển vọng kinh tế, bản chất của động lực lạm phát và các giá trị của bản thân chương trình QE.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của cơ quan này là truyền đạt một cách thuyết phục chính sách giảm dần này đến thị trường. Fed đã học được bài học của mình khi bắt đầu đảo chiều – thông tin và “tín hiệu” quan trọng hơn thực tế của việc giảm dần việc thu mua trái phiếu – và OPEC có thể làm tốt bài học này.

Tuy nhiên, điều này sẽ không dễ dàng vì các vấn đề mà Fed đang phải đối phó là các nhà hoạch định chính sách nội bộ trong khi có đến 23 thành viên OPEC và ngoài OPEC tham gia hiệp ước này, nhưng trên thực tế chỉ có hai nước là quan trọng nhất chính là Nga và Saudi Arabia và làm thế nào để cả hai kiểm soát được việc kết thúc này, nếu có, sẽ thiết lập chương trình nghị sự cho những nước khác bất chấp một số hạn chế từ Iran.

Việc bổ nhiệm một chính trị gia diều hâu chống Iran John Bolton vào chiếc ghế Cố vấn An ninh Quốc gia mới của Mỹ cho biết thêm một chiều hướng khác. Nếu thỏa thuận hạt nhân của Iran bị huỷ bỏ và các biện pháp trừng phạt mới được áp đặt lên Iran, hoặc xung đột quân sự diễn ra giữa Mỹ và Iran, do những tuyên bố công khai của Bolton về việc đánh bom Iran, thì bản hiệp ước hiện tại có thể sẽ kết thúc nếu giá dầu vượt quá mức 70 đô la hoặc 80 đô la một thùng.

Bất cứ sự hạn chế dần nào trong thỏa thuận cắt giảm sản lượng có thể sẽ chỉ xảy ra sau một thời gian dài thông báo khuôn khổ của nó và một số hoạt động chi tiết của nó để đảm bảo ảnh hưởng nhẹ nhàng nhất có thể đến giá dầu thô.

Điều đó có nghĩa là đề xuất đầu tiên về Kết thúc tại cuộc họp OPEC vào tháng 6 năm 2018 để bắt đầu hình thành sự nhất trí nội bộ, tiếp theo đó là vài tháng chuẩn bị cho thị trường và có thể chính thức áp dụng tại cuộc họp cấp Bộ trưởng OPEC vào tháng 11 để áp dụng bắt đầu vào năm 2019. Tuyên bố của Hoàng tử đã bổ sung thêm một chút chắc chắn nữa về những ý định lâu dài.

Nguồn: xangdau.net/Al-Arabiya

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Nga: 2018 là năm bình ổn thị trường dầu mỏ

Ngày 24/1, bên lề Diễn đàn kinh tế toàn cầu tại Davos, Thụy Sĩ, Bộ trưởng Năng lượng Liên bang Nga A. Novak đã dự buổi làm việc của Ngân hàng đầu tư Nga VTB với các nhà đầu tư ..

Giá nhiên liệu cao thúc đẩy lợi nhuận kỷ lục cho các đại gia dầu mỏ Trung Quốc | Hoanghungpetro.com.vn

Các công ty khai thác dầu mỏ nhà nước của Trung Quốc đã báo cáo lợi nhuận kỷ lục trong nửa đầu năm nhờ giá nhiên liệu tăng, Bloomberg đưa tin, trích dẫn số liệu của PetroChina, Sinopec và CNOOC.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, lợi nhuận của Petro..

Giá dầu châu Á áp sát mức “đỉnh” của hai năm

Trong phiên ngày 24/11, tại thị trường châu Á, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ lại tăng lên gần mức cao nhất của hai năm.
Trong phiên ngày 24/11, tại thị trường châu Á, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ ..

Sản lượng dầu được đưa vào khai thác tại mỏ dầu Alberta Canada

SẢN LƯỢNG DẦU CỦA ALBERTA ĐẠT MỨC CAO KỶ LỤC Sản lượng dầu thô ở Alberta đạt mức cao kỷ lục trong nửa đầu năm, ở mức 3,6 triệu thùng/ngày, cao hơn 100.000 thùng/ngày so […]