Thị trường dầu mỏ vẫn trong tình trạng căng thẳng

Thị trường dầu mỏ phiên 12/4 tại châu Á vẫn trong tình trạng căng thẳng, do nguy cơ leo thang hành động quân sự tại Syria, mặc dù giá giảm so với mức cao kỷ lục đạt được vào phiên trước. 

Thị trường dầu mỏ vẫn trong tình trạng căng thẳng. Ảnh: Reuters

Tại Singapore, giá dầu Brent kỳ hạn giao dịch ở mức 72,33 USD/thùng vào lúc chiều 12/4, tăng 27 xu Mỹ, hay 0,4% so với mức chốt phiên trước. Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ kỳ hạn của Mỹ tăng 38 xu Mỹ, hay 0,4%, lên 67,2 USD/thùng.

Cả dầu Brent và dầu của Mỹ trong phiên trước đều đạt mức cao nhất kể từ cuối năm 2014, lần lượt là 73,09 USD/thùng và 67,45 USD/thùng, sau khi Saudi Arabia cho biết đã đánh chặn một tên lửa đạn đạo trên bầu trời Riyadh và Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo Nga về hành động quân sự tại Syria. Ngân hàng ANZ cho rằng những rủi ro địa chính trị có ảnh hưởng đến thị trường lớn hơn việc dự trữ của Mỹ bất ngờ tăng.

Những lo ngại về bất đồng thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc cũng tiếp tục khiến thị trường căng thẳng. Trung Quốc ngày 12/4 đã chỉ trích Mỹ, nói rằng căng thẳng thương mại do Mỹ gây ra và Trung Quốc đã chuẩn bị cho việc tăng cường đáp trả nếu Mỹ không rút lại những tuyên bố về việc áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu. Bộ Thương mại Trung Quốc cũng cho biết giữa hai nước chưa có các cuộc thương lượng về vấn đề này.

Mặc dù các thị trường căng thẳng, nguồn cung vẫn dồi dào, đặc biệt là từ Mỹ có thể sẽ gây sức ép lên giá dầu. Ngân hàng Barclays cho rằng các sự kiện địa chính trị có thể giữ giá dầu ở mức trên 70 USD/thùng trong tháng Tư và tháng Năm, nhưng rất có thể sẽ điều chỉnh giảm trong nửa cuối năm. Ngân hàng này nhận định giá dầu Brent sẽ ở mức trung bình 63 USD/thùng trong năm 2018 và 60 USD/thùng trong năm 2019, còn giá dầu của Mỹ sẽ ở các mức tương ứng 58 và 55 USD/thùng.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết, dự trữ dầu thô của nước này tăng 3,3 triệu thùng, lên 428,64 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 6/4 do nhập khẩu tăng, trong khi sản lượng đạt mức kỷ lục mới là 10,53 triệu thùng/ngày, tăng 25% so với mức đạt được vào giữa năm 2016. Mỹ hiện sản xuất lượng dầu vượt nước xuất khẩu hàng đầu là Saudi Arabia, chỉ sau Nga, với mức gần 11 triệu thùng/ngày.

Nguồn tin: bnews.vn
 

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Chứng khoán giảm, Petrolimex khó ‘đắt hàng’

   Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex – mã PLX) chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) vào ngày 21/4/2017. Với giá niêm yết 43.200 đồng/cổ phiếu, vốn h

Giá xăng dầu hôm nay 13-7: Giảm mạnh xuống dưới 100 USD/thùng

Đồng bạc xanh mạnh, lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng đã đẩy giá dầu trượt dốc khá sâu. Giá dầu Brent và WTI đều giảm mạnh xuống dưới mốc 100 USD/thùng.
Giá xăng dầu thế giới
Theo Oilprice, vào lúc 5 giờ 50 phút ngày 13-7 (g..

Thị trường ngày 30/11: Giá dầu và đồng hồi phục, lúa mì và đường lao dốc, thép giảm tiếp

Thị trường hàng hóa nguyên liệu đã có sự điều chỉnh sau phiên giảm giá mạnh mẽ trước đó do chưa có nhiều thông tin mới về virus biến thể Omiron. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn..

Chứng khoán rung lắc, dầu thô và giá vàng duy trì đà tăng

  Nhận thông tin tích cực, giá dầu thô tiếp tục tăng tốt trong phiên thứ Ba, trong khi chứng khoán gặp rung lắc trước thông tin không mấy tích cực.
Chứng khoán Mỹ đã c