Giá xăng dầu giảm gần 9%, CPI tháng 7 vẫn tăng 0,4% so với tháng trước

Theo Tổng cục Thống kê, giá thịt lợn tăng cao, nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển là những nguyên nhân chủ yếu làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2022 tăng 0,4% so với tháng trước.

CPI tháng 7/2022

So với tháng trước, CPI tháng 7/2022 tăng 0,4% (khu vực thành thị tăng 0,42%; khu vực nông thôn tăng 0,37%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; riêng nhóm giao thông giá giảm 2,85% do giá xăng dầu trong nước giảm.

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá nhóm giao thông tháng 7/2022 giảm 2,85% so với tháng trước làm CPI chung giảm 0,28 điểm phần trăm, chủ yếu do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước vào ngày 01/7/2022, 11/7/2022 và 21/7/2022 làm cho giá xăng giảm 8,68% so với tháng trước; giá dầu diezen giảm 4,03%.

So với tháng 12/2021, CPI tháng 7/2022 tăng 3,59%, trong đó có 10 nhóm hàng tăng giá, riêng nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,07%.

Trong các nhóm tăng giá:

  • – Nhóm giao thông tháng 7/2022 tăng cao nhất với 11,16% so với tháng 12/2021, trong đó giá xăng dầu tăng 25,79% do từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trong nước đã điều chỉnh 19 đợt làm cho giá xăng A95 tăng 2.780 đồng/lít; xăng E5 tăng 2.520 đồng/lít và dầu diezen tăng 7.280 đồng/lít.
  • – Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 3,44% chủ yếu do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng.
  • – Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 4,16% do nhu cầu du lịch tăng cao sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát.

CPI chung 7 tháng đầu năm 2022

CPI tăng 2,54% so với cùng kỳ năm 2021, nguyên nhân chính làm CPI tăng là:

  • – Trong 7 tháng năm nay, giá xăng dầu được điều chỉnh 19 đợt, trong đó có 6 đợt giảm giá, làm cho giá xăng A95 tăng 2.780 đồng/lít; xăng E5 tăng 2.520 đồng/lít và dầu diezen tăng 7.280 đồng/lít. Bình quân 7 tháng, giá xăng dầu trong nước tăng 49,75% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,79 điểm phần trăm.
  • – Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, giá gas 7 tháng năm nay tăng 23,78% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,35 điểm phần trăm.
  • – Dịch Covid-19 đã được kiểm soát, nhu cầu ăn ngoài nhà hàng tăng nên giá ăn uống ngoài gia đình bình quân 7 tháng tăng 3,81% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,33 điểm phần trăm.
  • – Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở 7 tháng tăng 7,84% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tác động làm CPI chung tăng 0,16 điểm phần trăm.
  • – Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao làm cho giá gạo 7 tháng đầu năm 2022 tăng 1,15% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,03 điểm phần trăm.
  • Trong khi đó, một số nguyên nhân làm giảm CPI trong 7 tháng năm 2022 là:
  • – Giá các mặt hàng thực phẩm 7 tháng năm 2022 giảm 0,07% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,01 điểm phần trăm, trong đó giá thịt lợn giảm 18,97% (tháng 7/2022 giá thịt lợn tăng trở lại do giá thức ăn chăn nuôi tăng, nhưng tính chung 7 tháng năm 2022 giá thịt lợn giảm); giá nội tạng động vật giảm 8,71%; giá thịt chế biến giảm 3,36%.
  • – Giá dịch vụ giáo dục giảm 3,42% do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí từ học kỳ I năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, làm CPI chung giảm 0,19 điểm phần trăm.
  • – Giá bưu chính viễn thông giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại di động giảm.
  • – Để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát gia tăng, trong thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội.

Lạm phát cơ bản

Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, lạm phát tháng 7/2022 tăng 0,58% so với tháng trước, tăng 2,63% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,44% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,54%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

Nguồn tin: Tổ quốc

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

10 xu hướng quan trọng nhất trên thị trường dầu mỏ

Năm 2019 đã chứng kiến một số sự kiện có thể dự báo trước, như việc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga gia hạn thỏa thuận hợp tác hai lần, và cả một sự kiện không thể dự báo l..

15 sự kiện quan sát trong thị trường dầu mỏ năm 2018 | Hoanghungpetro.com.vn

Jude Clemente
Là hàng hoá được mua bán và quan trọng nhất trên thế giới, các động lực của thị trường dầu là không có kết thúc. Vì vậy, đừng nghĩ rằng đây l

Suy kiệt: Lời cảnh báo từ mỏ dầu lớn nhất Việt Nam

Hầu hết các mỏ dầu ở Việt Nam đều đã khai thác trong thời gian dài và hiện đang trong giai đoạn cuối dẫn tới suy giảm sản lượng tự nhiên. Mỏ Bạch Hổ cung cấp sản lượng lớn nhất, chiếm hơn 60% sản lượng của PVN..

Thỏa thuận OPEC sẽ hình thành kịch bản Goldilocks cho kế hoạch IPO của Aramco

Khalid Al-Falih, Bộ trưởng Năng lượng của Saudi Arabia, đã rời khỏi Vienna tuần trước với sự hài lòng về một công việc được thực hiện tốt và đã hoàn thành sứ mệnh, trên hai mặt trận.
L