Giá xăng dầu liên tục giảm, CPI tháng 8/2022 vẫn tăng nhẹ

Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2022 tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước. Nhóm thực phẩm, dịch vụ giáo dục tăng giá mạnh. So với tháng 12/2021, CPI tháng 8 tăng 3,6% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,89%.

TCTK cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2022 chỉ tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước do giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào, và bước sang năm học mới 2022 – 2023, học phí giáo dục tại một số địa phương tăng trở lại, dù giá xăng dầu trong nước liên tục được điều chỉnh giảm từ tháng 7/2022.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; 2 nhóm hàng giảm giá.

Cụ thể nhóm thực phẩm, dịch vụ giáo dục tăng giá mạnh. Giá thực phẩm tháng 8/2022 tăng 1,33% so với tháng trước, nguyên nhân chủ yếu tập trung ở một số mặt hàng: Thịt lợn, thuỷ hải sản tươi sống, trứng gà, dầu ăn, rau,

Giá dịch vụ giáo dục tăng 1,51% so với tháng trước do trong tháng 8/2022 một số tỉnh, TP trực thuộc trung ương thực hiện tăng học phí năm học mới 2022 – 2023 đối với các trường mầm non, trường trung cấp, cao đẳng và đại học. Bên cạnh đó, chuẩn bị vào năm học mới nên nhu cầu mua sắm sách vở và các dụng cụ học tập tăng. Giá sách giáo khoa tăng 1,05%, bút viết các loại tăng 1,38%, giá vở, giấy viết các loại tăng 1,02% so với tháng trước.

Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,18% do giá nguyên phụ liệu sản xuất, chi phí nhân công tăng và nhu cầu mua sắm chuẩn bị bước vào năm học mới tăng. Ngoài ra, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,09%.

2 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,01% và nhóm giao thông giảm 5,51% (làm CPI chung giảm 0,53 điểm phần trăm). Báo cáo lý giải, nguyên nhân chỉ số giá của nhóm giao thông giảm là do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước vào ngày 1/8/2022, 11/8/2022 và 22/8/2022 làm cho xăng giảm 14,52%; giá dầu diezen giảm 12,9%.

Lạm phát cơ bản tháng 8/2022 tăng 0,4% so với tháng trước, tăng 3,06% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 8 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,64% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,58%).

Cũng trong sáng 29/8, Cục Thống kê TP Hà Nội cho biết, chỉ số CPI tháng 8 trên địa bàn TP giảm nhẹ 0,1% so với tháng trước, tăng 3,68% so với tháng 12/2021 và tăng 3,29% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 8 tháng năm 2022 tăng 3,37% so với bình quân 8 tháng năm 2021.

Nguồn tin: Kinh tế

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

2 bình luận cho “Giá xăng dầu liên tục giảm, CPI tháng 8/2022 vẫn tăng nhẹ”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Phát hiện điểm kinh doanh xăng, dầu gian lận rất tinh vi

   Ngày 5/4, thông tin từ đoàn kiểm tra liên ngành gồm Sở Khoa học công nghệ và Công an tỉnh Bến Tre cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện cửa hàng xăng dầu sử dụng thi..

Giá xăng trong nước có thể tăng tới 2.000 đồng/lít vào ngày mai?

Theo đà tăng của xăng dầu thế giới, giá xăng dầu trong nước ngày mai 11/5 có thể tăng trở lại và có thể vượt mốc 30.000 đồng/lít.
Liên Bộ Tài chính – Công Thương sẽ điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Theo dữ liệu từ Bộ Công Thương, giá xăng thàn..

Giá xăng ngày 23/5 có thể tiếp tục tăng, lập kỷ lục mới

Giá xăng trong kỳ điều chỉnh ngày 23/5 được dự báo có thể tăng khoảng 600-800 đồng/lít. Nếu nhận định này chính xác, giá xăng trong nước tiếp tục lập kỷ lục mới.
Theo quy định tại Nghị định 95, thời gian điều hành giá xăng dầu sẽ rơi vào các ngày ..

Daniel Yergin dự báo nhà sản xuất nội địa Mỹ sẽ tăng sản lượng hơn 500.000 thùng/ngày trong năm nay

Chuyên gia phân tích dầu mỏ từng đoạt giải Pulitzer Daniel Yergin dường như ngày càng tin rằng nhà sản xuất nội địa Mỹ sẽ thúc đẩy sản lượng trong năm 2017 này.
“Chúng tôi đan..