Biến động sẽ cao hơn nhiều nếu không có cắt giảm sản lượng của OPEC

Giá dầu thô đã kiểm tra mức thấp mới trong tuần trước và tiếp tục trượt giảm trong phiên thứ Hai, khi Brent đạt 61,06 USD/thùng trong phiên giao dịch buổi sáng. Giá giảm 14,3% so với tháng trước và thấp hơn khoảng 20% so với mức cao năm 2018 của nó.

Như mọi khi, có hai lực ảnh hưởng đến giá dầu. Một mặt, có những căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông, sản xuất dầu thấp hơn ở Iran và Venezuela, và sự không chắc chắn đối với sản xuất của Libya và Nigeria.

Mặt khác, có những dự báo tăng trưởng thấp hơn cho nền kinh tế toàn cầu, đứng ở mức 3,3% cho năm 2018, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Mối đe dọa thực sự đối với giá dầu đến từ căng thẳng thương mại, bởi vì thương mại ít hơn và chuỗi cung ứng ngày càng nội địa hóa dẫn đến nhu cầu dầu thô thấp hơn.

Vào đầu tháng 5, những tay đầu cơ giá lên đã thắng. Khi bốn tàu chở dầu bị phá hoại ngoài khơi UAE và máy bay không người lái đã làm hỏng hai trạm bơm của đường ống dẫn dầu quan trọng Đông-Tây ở Saudi Arabia, giá cả đã tăng vọt. Mỹ đã gửi một đoàn tàu hải quân đến vùng Vịnh để đáp trả, và khi đấu khẩu giữa Washington và Tehran tăng lên, giá dầu đã theo sau, đạt mức 70 đô la Mỹ/thùng vào giữa tháng 5.

Sau đó, những trader cược giá giảm đã nắm quyền kiểm soát. Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gia tăng căng thẳng trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, thị trường chứng khoán toàn cầu và giá dầu giảm với mỗi đợt đe dọa thuế quan và tweet mới, lên đến đỉnh điểm là Mỹ đưa công ty viễn thông Huawei vào danh sách đen. Điều này có tác động lớn không chỉ đối với nền kinh tế Trung Quốc, mà còn đối với lĩnh vực công nghệ Mỹ. Huawei và các công ty Trung Quốc khác là khách hàng lớn của Intel, Qualcomm và Broadcom.

Trump đã tuyên bố vào thứ Sáu tuần trước rằng ông sẽ áp thuế 5% đối với hàng nhập khẩu của Mexico vào ngày 10 tháng 6 nếu nước này không làm gì nhiều hơn để hạn chế dòng người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ. Đến tháng 10, mức thuế được thiết lập để tăng lên đến 25% nếu người Mexico không thể ngăn chặn việc nhập cư không giấy tờ này từ Mỹ Latinh. Mexico là một đối tác thương mại quan trọng đối với Mỹ và chuỗi cung ứng của hai nền kinh tế trong lĩnh vực ô tô. Ành động của ông Trump đã đặt ra câu hỏi về Thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada (USMCA), vốn sẽ thay thế cho Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). USMCA đã được ba nước ký kết vào tháng 11 năm ngoái và đang chờ phê chuẩn. Động thái mới nhất của ông Trump rõ ràng đã tách rời thương mại khỏi các động lực kinh tế và do đó làm khấy đảo thị trường chứng khoán dẫn đến sụt giảm khắp lĩnh vực. Nó đã có tác động tàn phá đến giá dầu, giảm 3% vào thứ Sáu.

Biến động sẽ cao hơn nhiều nếu không có cắt giảm sản lượng của OPEC , một liên minh gồm 15 thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và 10 đồng minh do Nga đứng đầu. 25 quốc gia này đã quyết định hạn chế sản xuất 1,2 triệu thùng mỗi ngày cho đến hết tháng 6.

Sự tuân thủ của OPECg ở mức đáng kinh ngạc 168% trong tháng 4, phần nào là do sản xuất của Venezuela đã rơi tự do  và sản lượng giảm của Iran do lệnh trừng phạt của Mỹ. Nga đã bơm quá nhiều, nhưng do các vấn đề chất lượng trong đường ống Druzhba, nơi vận chuyển dầu thô của Nga sang châu Âu, dẫn đến việc Moscow tuân thủ với hạn mức cam kết lần đầu tiên vào tháng 5. Các bộ trưởng của OPEC dự kiến ​​sẽ họp vào cuối tháng 6 tại Vienna để thảo luận hành động tiếp theo. Phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc liệu căng thẳng địa chính trị hay nỗi sợ hãi về các cuộc chiến thương mại tiêu tan. Sản lượng của Mỹ đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 12,3 triệu thùng/ngày và xuất khẩu đang tăng lên. Điều này được bù đắp nhiều hơn bởi sản xuất thấp hơn của Venezuela và Iran.

Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đang cảm thấy áp lực từ một số nhà sản xuất Nga muốn đưa công suất mới vào hoạt động và không hài lòng về việc cắt giảm sản lượng. Chúng ta sẽ phải xem vào tháng 6 và tháng 7, tình hữu nghị Nga-OPEC sẽ phát triển như thế nào.

Những gì chúng ta có thể nói là sự biến động trong giá dầu sẽ cao hơn nhiều nếu van an toàn của OPEC không tồn tại. Liên minh này cho phép một cơ chế phản ứng nhanh, đưa ra nhiều dầu thô hơn trên thị trường khi mọi thứ trở nên thắt chặt và loại bỏ dầu dư thừa khi lo ngại về các cuộc chiến thương mại và nền kinh tế toàn cầu chiếm ưu thế.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Nhà máy lọc dầu 9 tỉ đô Nghi Sơn chuẩn bị sản xuất xăng A95

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đã chính thức chạy thử đồng bộ và dự kiến đến đầu tháng 5-2018 sẽ có sản phẩm xăng A95 và dầu Diesel đạt chất lượng EURO 5. 
Nhà máy lọc dầu Nghi S..

Giá dầu thô giảm do nguồn cung tăng

Giá dầu thô trong ngày hôm nay (11-6) đã có dấu hiệu giảm sau khi nguồn cung từ thị trường Nga đang tăng mạnh.
Dầu thô Brent kỳ hạn ở mức 76,37 USD/thùng giảm 0,9 USD hay 0,1% so với đóng..

Điều chỉnh giá xăng đầu 2022: Tăng mạnh

Giá xăng thế giới gần đây tăng nên giá xăng trong nước ở phiên điều chỉnh giá ngày 11/1 có khả năng sẽ tăng. Giá xăng trong đợt điều chỉnh đầu tiên 2022 có thể tăng từ 600-800 đồng/lít.
Ngày mai (11/1) sẽ là kỳ điều hành giá xăng, dầu đầu tiê..

Nhu cầu về nguồn nhiên liệu tăng mạnh khiến cho giá dầu kéo dài đà tăng trưởng

GIÁ DẦU KÉO DÀI ĐÀ TĂNG NHỜ NHU CẦU NHIÊN LIỆU TĂNG MẠNH Giá dầu tăng cao hơn vào đầu phiên giao dịch ngày thứ Sáu 19/8, kéo dài đợt tăng sang ngày thứ ba, […]