Liên doanh mới có thể sẽ tiếp quản mỏ dầu Majnoon của Iraq

Một liên doanh gồm Total của Pháp, Petrochina, và Chevron có thể tiếp quản hoạt động của mỏ dầu Majnoon từ Shell, sau khi tập đoàn này thoát khỏi dự án vào đầu năm nay. Đó là những gì Bộ trưởng Dầu mỏ Jabbar al-Luaibi Iraq cho biết ngày hôm qua tại Vienna trước cuộc họp OPEC.

Hôm thứ Hai, Reuters đưa tin một người khổng lồ nữa của Trung Quốc, CNPC, đã tỏ ra quan tâm đến việc khai thác mỏ dầu này. Tuần trước, BP và Eni của Italia cũng được đưa tin là quan tâm đến việc tham gia vào phát triển mỏ dầu này.

Shell sẽ bàn giao nhanh quyền kiểm soát cho Công ty Dầu Basra của Iraq vào cuối tháng sáu năm tới. Các bản tin về kế hoạch của Shell bỏ mỏ dầu tại Iraq, trong đó có việc rút lại vốn của mình trong mỏ dầu Majnoon, lần đầu tiên xuất hiện vào cuối tháng mười một.

Khi ấy, Shell đang cân nhắc chỉ bán cổ phần tại mỏ dầu của mình, và dự định giữ các mỏ khí đốt tự nhiên của nó tại Iraq. Tại mỏ dầu Majnoon, gần Basra ở miền nam Iraq, Shell là nhà điều hành và nắm giữ 45 phần trăm, với Petronas của Malaysia sở hữu 30 phần trăm, và Công ty Dầu Missan của Iraq giữ 25 phần trăm còn lại.

Mỏ dầu này bắt đầu sản xuất vào năm 2014 và bây giờ sản xuất trung bình 210.000 thùng mỗi ngày, theo trang web của Shell. Theo các quan chức trong ngành dầu khí Iraq đã nói với Reuters vào tháng 9, sản xuất hiện nay là khoảng 235.000 thùng mỗi ngày. Trữ lượng của giếng dầu này được ước tính khoảng 38 tỷ thùng dầu thô, và kế hoạch sản xuất ban đầu cho sản lượng tối đa là 1,8 triệu thùng mỗi ngày, với chi phí 1,39 USD/thùng.

Nếu Shell rút khỏi Majnoon, nó sẽ trở thành ông lớn đầu tiên rời bỏ một dự án mỏ dầu theo hợp đồng dịch vụ kỹ thuật của Iraq.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Dầu ở mức 70 gây khó khăn cho một số nhà máy lọc dầu châu Âu

Dầu tăng lên mức 70 USD/thùng đã khiến các nhà máy chế biến dầu thô ở châu Âu gặp khó khăn vì lợi nhuận giảm  mạnh và nhu cầu suy yếu đối với một số sản phẩm m

Giá xăng dầu hôm nay 15/6: Giá dầu thô đồng loạt giảm mạnh

Lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu giảm trong bối cảnh nguy cơ về một cuộc suy thoái kinh tế ngày một lớn đã đẩy giá dầu thô hôm nay tiếp tục giảm mạnh.
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 15/6/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile E..

OPEC không chắc sẽ cung cấp thêm dầu trong tháng 6

OPEC có lẽ sẽ không quyết định trong tháng 6 để mang nhiều dầu hơn quay trở lại, bởi vì cartel và các đồng minh của nhóm sẽ đang theo dõi các sự kiện địa chính trị đang diễn ra m

Các thị trường dầu có đang hướng vào một “Thập kỷ rối loạn”?

Giá dầu có khả năng tăng mạnh và không thể tiên đoán được khi các thị trường dầu mỏ toàn cầu rơi vào một “thập kỷ rối loạn” trong những năm của thập niên 2020. Theo các chuy