Bộ Công Thương thông tin về khả năng cung ứng xăng dầu trong quý III

Khả năng sản xuất xăng dầu trong nước trong quý III và quý IV năm nay là từ 3,9-4,4 triệu m3, chiếm đến 80% tổng nhu cầu. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng phân giao cho các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu để đảm bảo nguồn cung.

Theo báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, kế hoạch sản xuất xăng dầu của 2 nhà máy lọc dầu trong nước gồm Nghi Sơn và Bình Sơn trong quý III dự kiến sản xuất 3,9 triệu m3. Với nhu cầu tiêu thụ từ 1,8-2 triệu m3 xăng dầu mỗi tháng, lượng sản xuất trên chiếm 72% tổng nhu cầu. Quý IV dự kiến sản xuất 4,4 triệu m3 (chiếm 80% tổng nhu cầu).

Bộ Công Thương cho rằng, về cơ bản, lượng sản xuất trên theo kế hoạch đã đưa ra để cân đối cung cầu từ đầu năm 2022 và đã được phân giao thực hiện cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước để bảo đảm nguồn cung cho thị trường.

Sau thời gian gián đoạn hoạt động trong quý I năm nay, hiện nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đã vận hành với công suất tối đa. Bên cạnh đó, nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn dự kiến sẽ vận hành ở mức công suất 105% trong 6 tháng cuối năm 2022 để cung ứng xăng dầu cho thị trường.

Trên cơ sở đánh giá khả năng cung cấp từ nguồn sản xuất trong nước, Bộ Công Thương sẽ có kịch bản điều hành cụ thể nhằm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, đồng thời kết hợp chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chủ động nguồn hàng, thực hiện nghiêm túc phương án nhập khẩu bổ sung đã được phân giao để bù đắp nguồn hàng thiếu hụt, không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong hệ thống kinh doanh, bảo đảm an ninh năng lượng, không để xảy ra thiếu hụt nguồn cung trong mọi tình huống.

Liên quan đến điều hành giá xăng dầu trong 5 tháng cuối năm, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới;

Sử dụng công cụ quỹ bình ổn giá một cách hiệu quả và linh hoạt nhằm hạn chế mức biến động mạnh của giá xăng dầu trong nước so với biến động của giá thế giới, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, giúp duy trì nguồn cung xăng dầu ổn định cho thị trường trong nước, góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Nguồn tin: An ninh Thủ đô

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Điều gì chờ đợi thị trường dầu mỏ

Thị trường dầu mỏ toàn cầu đang bị đe dọa bởi tốc độ phục hồi kinh tế chậm, căng thẳng thương mại gia tăng, rủi ro chính trị toàn cầu và sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các nguồn năng lượng t

Công ty Xăng dầu Lào Cai áp dụng hóa đơn điện tử

Đại diện Cục Thuế Lào Cai cho biết, Công ty Xăng dầu Lào Cai vừa tổ chức thành công lễ Golive – chính thức phát hành, bán hàng bằng hóa đơn điện tử (HĐĐT) trên địa b

Baker Hughes: Các nhà khoan dầu Mỹ bổ sung 15 giàn khoan trong tuần qua

 
Các công ty năng lượng của Mỹ đã bổ sung số giàn khoan nhiều nhất trong một tuần và trong một tháng kể từ tháng 2 khi giá ở mức cao nhất kể từ cuối năm 2014.
Theo công ty dịch vụ..

Bộ Tài chính lý giải việc ‘xăng tăng 2.000 – 3.000 đồng nhưng giảm chỉ vài trăm đồng’

Bộ Tài chính thông tin về việc cử tri bức xúc khi “xăng tăng 2.000-3.000 đồng nhưng giảm chỉ vài trăm đồng”.
(Ảnh minh họa: Lao động)
Trong kiến nghị gửi lên kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Cử tri T..