Theo một bản tin mới của Reuters, viễn cảnh bốn nhà máy lọc dầu mới ở Iraq đang thu hút đầu tư của Trung Quốc vào quốc gia vốn đang hồi phục sau nhiều năm nội chiến và giá dầu thấp.
Một nhà máy lọc dầu và hóa dầu công suất 300.000 thùng một ngày tại cảng Fao thuộc Vịnh Ba Tư đã cố thu hút đầu tư từ hai công ty Trung Quốc. Các kế hoạch cho ba địa điểm khác vẫn cần nhà tài trợ, Bộ Dầu mỏ cho biết hôm thứ Hai. Hai nhà máy khác sẽ chiếm công suất 150.000 thùng/ngày và sẽ được đặt tại thủ phủ Nasiriya và tỉnh Anbar. Nhà máy thứ tư với công suất 100.000 thùng/ngày sẽ được xây dựng bên ngoài Mosul.
Công suất lọc dầu của Iraq đã bị ảnh hưởng kể từ năm 2015, khi cuộc chiến với các phiến quân của Nhà nước Hồi giáo (ISIS) làm phá hoại nhà máy lọc dầu lớn nhất của nước này, Baiji. Hiện tại có hai cơ sở chính vẫn còn hoạt động: nhà máy lọc dầu Doura ở Baghdad và nhà máy Shuaiba về phía nam.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đang đổ vào Iraq khi nước này giành lại được sự ổn định. Tuần trước, Bộ Dầu khí Iraq đã chọn một công ty dầu mỏ của Mỹ là Orion để sản xuất khí đốt từ mỏ dầu phía Nam. Mỏ dầu Nahr Bin Omar ban đầu được khai thác bởi doanh nghiệp nhà nước Basra Oil và có sản lượng hàng ngày trung bình 40.000 thùng và 25 triệu mét khối khí tự nhiên. Bên cạnh Orion, Bộ Năng lượng Iraq cũng đang đàm phán với Exxon và một số công ty dầu mỏ của Trung Quốc về việc phát triển mỏ dầu Nahr Bin Omar.
Đầu tháng 1, Iraq đã ký một thỏa thuận với BP về việc phát triển các mỏ dầu quanh khu vực Kirkuk. Lần đầu tiên chính phủ tiếp cận với ông lớn này là hồi tháng Mười năm ngoái, sau khi quân đội giành lại quyền kiểm soát Kirkuk từ Kurdistan sau cuộc trưng cầu độc lập gây tranh cãi.
Tại miền Nam Iraq, Chevron là một trong những công ty nước ngoài lớn – cùng với Total và Petrochina của Pháp – mà có thể thành lập một liên doanh để tiếp quản hoạt động của mỏ dầu Majnoon từ Shell; Shell cho biết muốn bán 45% cổ phần của mình trong dự án này.
Nguồn tin: xangdau.net
Trả lời