Các công ty dầu mỏ giảm giấc mơ về việc mở rộng sản xuất của Iraq

 

Iraq, nhà sản xuất dầu thô lớn thứ hai OPEC đang gặp rắc rối trong việc mở rộng công suất sản xuất dầu mỏ do sức thu hút đầu tư đối với các công ty năng lượng quốc tế tại nước này giảm đi.

Các mục tiêu sản xuất giảm trong năm 2013 và 2014, hầu hết các công ty dầu mỏ quốc tế tại Iraq đang xem xét lại mức sản lượng ổn định của các mỏ dầu thậm chí giảm mục tiêu và những cuộc thảo luận liên quan đang diễn biến chậm.

Theo đánh giá của Reuters, tăng trưởng trong sản xuất dầu của Iraq nổi bật trong thập kỷ qua, với sự gia tăng hơn 2,5 triệu thùng/ngày lên mức đỉnh 4,71 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2016.

Iraq có được phần lớn sự tăng trưởng đó nhờ các công ty như BP, Exxon Mobil, Lukoil, Eni, Total và Royal Dutch Shell. Nhưng những công ty này phàn nàn từ lâu rằng các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật Baghdad đưa ra là quá nghiêm ngặt và ít đưa trở lại đầu tư.

Hầu hết các công ty trong 5 năm qua đã đàn phán về giảm sản lượng, buộc Iraq giảm kế hoạch mở rộng công suất từ 12 triệu thùng/ngày xuống 9 triệu thùng/ngày vào năm 2018.

Hiện nay mục tiêu mới này vẫn còn lâu mới đạt được và Iraq có mục tiêu nâng công suất lên 7 triệu thùng/ngày vào năm 2022.

Abdul Mahdi al-Ameedi, giám đốc cơ quan cấp phép và ký hợp đồng của Bộ Dầu mỏ Iraq cho biết tất cả các công ty ngoại trừ Petronas và Total cho rằng mức sản lượng ổn định của họ bị giảm đi.

Bên lề một hội nghị tại Berlin tháng trước Al-Ameedi đã trả lời các phóng viên rằng “về nguyên tắc, chúng tôi chấp nhận giảm mức ổn định cho các mỏ cụ thể xuống mức sản lượng thấp hơn, nhưng điều này đang được thảo luận”.

Total với đối tác PetroChina đã khẳng định ba giai đoạn mở rộng mỏ dầu Halfaya trữ lượng 4,1 tỷ thùng, sẽ gấp đôi sản lượng ở đó lên 400.000 thùng/ngày trong năm 2019. Petronas theo xu hướng đạt được sản lượng 230.000 thùng/ngày tại mỏ Garraf.

Chỉ có Lukoil cho đến nay đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ bới Bộ Dầu mỏ về giảm mục tiêu sản lượng, đưa mục tiêu đối với mỏ West Qurna 2 giảm xuống 800.000 thùng/ngày từ 1,2 triệu thùng/ngày.

Nhưng hai bên vẫn chưa kết thúc đàm phán do tiếp tục thảo luận về khi nào Lukoil có thể đạt được mục tiêu mới.

Iraq muốn sản lượng đạt được sớm hơn Lukoil đưa ra nhưng al-Ameedi từ chối cho biết khung thời gian được bàn luận.

Việc chậm trễ các cuộc đàm phán như vậy gây đau đầu cho bất cứ công ty dầu mỏ nào cần kế hoạch ngân sách hàng năm của mình dựa trên số lượng mỏ dầu họ muốn khoan và các cơ sở mới họ cần mở rộng sản xuất.

Ảnh hưởng của việc chậm trễ đàm phán đang được cảm nhận một cách không tương xứng, với các công ty có mức sản lượng khác xa mức đã đồng ý trước đó cảm thấy bực mình nhất.

Công suất dầu mỏ của Iraq gần 5 triệu thùng/ngày và họ dễ dàng tăng tiếp 10% trong một hay hai năm tới, thậm chí không cần một thỏa thuận mới về sản lượng.

Nguồn tin: vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Tăng kịch khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu: Gánh nặng dồn lên vai người tiêu dùng

 
Tăng kịch khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, gánh nặng dồn lên vai người tiêu dùng. Ảnh: HẢI NGUYỄN
Với phương án điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường của xăng dầu tăng kịch khung từ ..

Giá dầu lần đầu vượt 70 USD/thùng sau gần 4 năm

Giá dầu vừa vượt một cột mốc quan trọng nữa trong buổi sáng giao dịch hôm nay 7.5 trên thị trường châu Á.
Theo CNN, giá dầu đang tăng một phần vì kỳ vọng cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ b..

Giá xăng dầu hôm nay 24/8: Dầu thô tăng vọt, Brent lên mức 100 USD/thùng | Hoanghungpetro.com.vn

Cảnh báo cắt giảm nguồn cung từ Ả Rập Xê-út và đồng USD yếu hơn đã hỗ trợ giá dầu hôm nay có xu hướng tăng vọt.
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 24/8/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao thán..