Căng thẳng Mỹ-Iran vẫn sôi sục, nhưng thị trường dầu vẫn đủ nguồn cung

 

Mỹ đã không để mình sa lầy trong tuần trước, với việc Tổng thống Trump hủy bỏ một lệnh tấn công quân sự Iran vào phút cuối. Trong khi cả thế giới thở phào nhẹ nhõm, hai nước bị cuốn vào một lực hút khiến khả năng leo thang quân sự tiếp tục.

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Vịnh Ba Tư, OPEC sẽ họp để quyết định các bước đi tiếp theo. Gián đoạn nguồn cung đang ở mức cao trong nhiều năm, nhưng sản xuất ngoài OPEC vẫn tiếp tục tăng. Đồng thời, nhu cầu đã suy yếu trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang kém cỏi, điều này có thể sẽ buộc OPEC phải gia hạn cắt giảm sản xuất.

Xung đột giữa Mỹ và Iran

Việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2018 đã gieo hạt giống cho cuộc xung đột hiện tại. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm ngăn chặn xuất khẩu dầu của Iran, cùng với một loạt các biện pháp trừng phạt khác, gây áp lực tối đa đối với Iran. Đáp lại, Iran dường như đã tấn công lại, mặc dù một số chi tiết xung quanh các cuộc tấn công bằng tàu chở dầu gần đây vẫn còn chưa rõ ràng. Một máy bay

Bất chấp quyết định dừng tấn công quân sự của Mỹ, xung đột trực tiếp vẫn là một khả năng rõ ràng. Chẳng hạn, Iran đã nói về việc tích trữ uranium làm giàu thấp sẽ vi phạm các giới hạn được đưa ra trong hiệp định hạt nhân năm 2015 trong những ngày tới. Sau khi cầu xin Liên minh châu Âu không mang lại tác dụng, có vẻ như chính phủ Iran đã mất kiên nhẫn với việc chịu đựng các lệnh trừng phạt trong khi đồng thời phải tuân thủ thỏa thuận hạt nhân.

Hơn nữa, quyết định gần đây của Mỹ về việc trừng phạt các quan chức cấp cao của Iran, bao gồm cả Ayatollah Ali Khamenei và ngoại trưởng Iran Javad Zarif, khiến cho việc đàm phán ngoại giao ngày càng khó xảy ra. Chúng ta cũng hoàn toàn có thể hình dung rằng vòng trừng phạt mới nhất sẽ dẫn đến một phản ứng khác của Iran. Nói cách khác, chu kỳ leo thang, theo kiểu ăn miếng trả miếng, chắc chắn sẽ đẩy hai nước trở lại bờ vực chiến tranh.

Điều đó đặt ra câu hỏi về việc gián đoạn cung ở Vịnh Ba Tư. Nhiều cuộc tấn công vào tàu chở dầu trong vài tuần qua đã làm nổi bật nguy cơ cho nguồn cung. Như Bloomberg đã báo cáo, chi phí bảo hiểm cho các chuyến hàng dầu qua eo biển Hormuz đã tăng lên 500.000 đô la, cao hơn khoảng mười lần so với đầu năm nay.

Tổng thống Trump dường như không quan tâm đến rủi ro. Trong một loạt các tweet vào ngày 24 tháng 6, Tổng thống Trump đã hạ thấp tầm quan trọng của Eo biển Hormuz đối với Mỹ, với lý do sự phụ thuộc nhập khẩu vào khu vực này đang giảm sút.

“Trung Quốc nhận 91% dầu mỏ từ Eo biển Hormuz, Nhật Bản 61% trong khi nhiều quốc gia khác cũng tương tự. Vậy tại sao chúng ta phải bảo vệ tuyến đường biển cho những quốc gia khác trong nhiều năm mà chẳng nhận được gì?”, ông Trump viết trên Twitter.

“Tất cả các quốc gia này nên tự bảo vệ tàu của mình trên hành trình nguy hiểm đó”, theo ông Trump. ‘Chúng tôi không cần phải có mặt ở đó, Mỹ vừa trở thành nhà sản xuất năng lượng lớn nhất ở bất cứ nơi đâu trên thế giới! Yêu cầu của Mỹ cho Iran rất đơn giản – Không Vũ khí Hạt nhân và Không Tiếp tục Tài trợ cho Khủng bố!”.

Các số liệu thống kê này có vẽ không chính xác, nhưng Tổng thống nói đúng rằng nhập khẩu của Mỹ từ Vịnh Ba Tư đang suy yếu dần, chỉ còn 1 triệu thùng mỗi ngày vào tháng 3, khoảng một phần ba trong số 3 triệu thùng/ngày từ đầu những năm 2000, theo Platts. Dầu từ eo biển Hormuz chỉ chiếm khoảng 15% tổng lượng dầu nhập khẩu của Mỹ, mức thấp trong 32 năm, theo Standard Chartered. Đó là kết quả trực tiếp của việc tăng sản lượng dầu của Mỹ và cũng tăng nhập khẩu từ Canada.

Mặc dù tweet này của Trump không nhất thiết báo hiệu sự thay đổi chính sách chính thức, nhưng nó đã đặt ra câu hỏi về chiến lược an ninh của Mỹ trong nhiều thập kỷ trong khu vực, cụ thể là, Hải quân Mỹ tuần tra Vịnh Ba Tư để ngăn chặn sự gián đoạn của dòng chảy dầu.

Nhưng như các nhà phân tích năng lượng đã lập luận nhiều lần, sự gián đoạn nguồn cung ở bất cứ đâu sẽ ảnh hưởng đến giá dầu ở khắp mọi nơi. Kết quả là, nó không là vấn đề vì Mỹ không còn phụ thuộc vào dầu đặc biệt đến từ Vịnh Ba Tư. Chừng nào Mỹ tiêu thụ 20 triệu thùng/ngày – một phần năm tổng lượng tiêu thụ toàn cầu – sự gián đoạn nguồn cung sẽ được cảm nhận sâu sắc tại nước này.

Khoảng 20,7 triệu thùng mỗi ngày đi qua Hormuz, hoặc 1/5 nguồn cung toàn cầu. Gián đoạn vẫn là một khả năng xa vời, nhưng nhận thức về rủi ro đang gia tăng. Hải quân Mỹ có sự hiện diện mạnh mẽ ở khu vực lân cận và bất kỳ nỗ lực nào để chặn các chuyến hàng có thể sẽ gây ra phản ứng của Mỹ. Tuy nhiên, một trong những lý do quan trọng nhất khiến Iran từ chối thực hiện một hành động gây hấn như vậy – rằng họ cũng cần xuất khẩu dầu qua lối đi hẹp này – đang biến mất. Xuất khẩu dầu của Iran đã giảm xuống chỉ còn 800.000 thùng/ngày trong tháng 5, giảm từ 1,7 triệu thùng/ngày trong tháng 3, theo Platts. Nếu Mỹ thành công trong việc cắt đứt hoàn toàn xuất khẩu dầu Iran, thì Teheran sẽ không còn gì để mất.

Tác động của một sự gián đoạn sẽ rất sâu sắc, nhưng “cực kỳ phụ thuộc vào phạm vi địa lý của nó,” Standard Chartered viết trong một báo cáo. “Trong trường hợp xấu nhất, bất kỳ sự leo thang nào dẫn đến sự lan rộng của cuộc chiến trên khắp khu vực vào Iraq, sự gián đoạn đáng kể khi quá cảnh qua Eo biển và bất kỳ sự tăng cường các cuộc tấn công nào vào Saudi Arabia từ Yemen đều có thể tăng giá ít nhất 20 USD/thùng.”

Theo Platts, giá LNG giao ngay có thể tăng gấp đôi nếu các chuyến hàng bị gián đoạn qua eo biển Hormuz. Gần một phần ba thương mại LNG toàn cầu đi qua Eo biển này vì việc gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến tất cả hàng xuất khẩu của Qatar, một trong những nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới. “Cúc sốc nguồn cung ngoại sinh khổng lồ này dễ dàng dẫn đến viễn cảnh tăng gấp đôi giá LNG trong thời gian ngắn,” theo Platts Analytics.

OPEC chuẩn bị gia hạn

Nguồn cung gián đoạn đã đạt 4 triệu thùng/ngày, nhiều nhất trong gần ba thập kỷ, theo một ước tính gần đây từ Bank of America Merrill Lynch. Khoảng một nửa trong tổng số đó đến từ Venezuela và Iran. Tuy nhiên, ngay cả khi một khối lượng dầu đáng kể như vậy bị ngừng sản xuất, thị trường vẫn đang phải vật lộn với nhu cầu suy yếu và sản xuất đá phiến mạnh mẽ của Mỹ.

Nguồn cung toàn cầu có thể tăng tới 1,9 triệu thùng/ngày trong năm nay, vượt xa mức tăng nhu cầu khoảng 1,2 triệu thùng/ngày, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế. IEA nhìn  thấy nguồn cung ngoài OPEC thậm chí còn tăng thêm trong năm tới, tăng 2,3 triệu thùng/ngày, một lần nữa vượt quá mức tăng trưởng nhu cầu. “Mức tăng dự đoán này là ngay cả khi tăng trưởng nhu cầu cao hơn so với năm 2019, yêu cầu đối với dầu thô OPEC có thể giảm còn 29,3 triệu thùng/ngày vào năm 2020, thấp hơn 650k thùng/ngày so với sản lượng của nhóm vào tháng 5, IEA cho biết trong Báo cáo Thị trường Dầu tháng 6.

Mỹ và Iran đang trong quá trình đụng độ, nhưng miễn là cuộc đối đầu này không dẫn đến chiến tranh, thị trường dầu mỏ có vẻ vẫn được cung cấp đủ. Điều đó để lại ít sự lựa chọn cho OPEC tại Vienna vào tuần tới ngoài việc gia hạn cắt giảm sản lượng.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Ấn Độ xem xét khôi phục hệ thống thanh toán bằng đồng rupee để nhập khẩu dầu Iran

 
Ấn Độ đang xem xét khôi phục cơ chế giao dịch bằng đồng rupee để thanh toán một phần của các hóa đơn dầu mỏ cho Iran, lo ngại các kênh nước ngoài để thanh toán cho Tehran có ..

Giá năng lượng có thể tăng hơn nhiều so với dự kiến – WB

Các nhà phân tích của WB cho biết sự gián đoạn đối với xuất khẩu năng lượng của Nga, đặc biệt là khí đốt tự nhiên, có thể nghiêm trọng hơn dự kiến nếu các lệnh cấm được thực hiện nhanh hơn hoặc nếu sự chuyển hướng xuất khẩu sang các nước khác ít hơn…

Chứng khoán duy trì sắc xanh, vàng và dầu thô hồi nhẹ

     Với sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu công nghệ và ngân hàng, chứng khoán toàn cầu duy trì sắc xanh trong phiên đầu tuần mới, trong khi giá vàng và dầu th

Tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong kinh doanh xăng, dầu, khí

Sở Công thương vào sáng 15-7 đã tổ chức hội nghị triển khai Nghị định 67 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu, khí vừa có hiệu lực thi hành từ ng