Câu chuyện không được quan tâm đúng mực nhất trên thị trường dầu mỏ hiện nay

Thế giới hiện đang theo dõi những căng thẳng ngày càng tăng ở Trung Đông, và các nhà phân tích thị trường dầu mỏ đang phỏng đoán lượng dầu mà Iran có thể bị mất do các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ.

Tuy nhiên, câu chuyện lớn nhất trên thị trường dầu mỏ năm nay cũng đang diễn ra trong lúc căng thẳng ở Trung Đông – đó là nhu cầu dầu ngày càng tăng của Trung Quốc.

Trọng tâm tăng trưởng nhu cầu dầu quan trọng – Trung Quốc – vừa mới đánh bại kỷ lục nhập khẩu và công suất lọc dầu và của chính mình, khi xuất khẩu sản phẩm dầu thành phẩm tăng và sản lượng dầu thô trong nước chạm mức thấp nhất trong bảy năm.

Trong khi tất cả các con mắt đều dán vào Iran và Trung Đông, tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu của Trung Quốc có thể là câu chuyện không được đánh giá đúng mức nhất trong thị trường dầu mỏ hiện nay, nhà báo David Fickling của tờ Bloomberg Opinion viết.

Tăng trưởng nhu cầu dầu của Trung Quốc từ đầu năm tới nay đã vượt quá sự mong đợi, đơn cử như Goldman Sachs cho biết tăng trưởng thậm chí có thể còn “cao hơn so với ước tính hiện tại”. Theo Goldman, tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong quý đầu tiên của năm 2018 có khả năng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh nhất hàng năm kể từ quý IV năm 2010.

Các ước tính hiện tại của ngân hàng đầu tư cho thấy việc nguồn cung Iran và Venezuela ít hơn đang đẩy giá dầu đi lên và cũng cho rằng tăng trưởng nhu cầu toàn cầu nói chung và Trung Quốc nói riêng – sẽ tiếp tục mạnh mẽ.

Từ đầu năm cho tới nay, Trung Quốc đã đáp ứng được những kỳ vọng này.

Trong năm 2017, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới do sản lượng nội địa giảm trong khi vẫn giữ danh hiệu nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới trong năm thứ 9 liên tiếp, đồng thời cũng mở rộng năng lực lọc dầu và nới lỏng quy định nhập khẩu dầu thô và xuất khẩu dầu thành phẩm.

Tốc độ nhập khẩu dầu thô tiếp tục tăng mạnh trong năm nay, và nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 3 đạt mức cao thứ nhì vào thời điểm đó, trong khi xuất khẩu nhiên liệu tinh chế cũng tăng lên mức cao nhất mọi thời đại, tăng 43% so với tháng 3/2017. Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong quý đầu tiên tăng 7 phần trăm so với năm trước đó lên khoảng 9,09 triệu thùng/ngày – tăng trung bình gần 595.000 thùng/ngày so với quý 1 năm 2017, theo tính toán của Reuters.

Công suất lọc dầu trong tháng 3 cũng tăng lên kỷ lục khi hạn ngạch nhập khẩu cho các nhà máy lọc dầu độc lập nhỏ – còn được gọi là ‘teapots’- được tăng lên và lợi nhuận lọc dầu vẫn tốt.

Các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đã xử lý 12,13 triệu thùng/ngày trong tháng 3, đánh bại kỷ lục trước đó là 12,03 triệu thùng/ngày từ tháng 11 năm 2017. Công suất lọc dầu trong tháng 4 và tháng 5 dự kiến ​​sẽ thấp hơn so với kỷ lục tháng 3 do vào mùa bảo dưỡng cao điểm.

Đồng thời, sản lượng dầu thô nội địa của Trung Quốc đã và đang giảm xuống gần mức thấp tháng 6/2011 trong quý đầu tiên của năm nay, khiến phải nhập khẩu nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Sản lượng dầu thô trong tháng 3 đạt khoảng 3,76 triệu thùng/ngày, bằng với mức trung bình trong tháng 1 và tháng 2.

Trong tháng 4, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đã lập mức kỷ lục mới – 9,6 triệu thùng/ngày, vượt kỷ lục 9,57 triệu thùng/ngày từ tháng 1 năm nay. Lợi nhuận lọc dầu ổn định và các lô hàng còn tồn đọng cho một số nhà máy lọc dầu độc lập góp phần vào khối lượng nhập khẩu kỷ lục. Xuất khẩu dầu thành phẩm tháng 4 tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giảm từ mức cao nhất trong tháng 3.

Trung Quốc là yếu tố quan trọng cho tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu, và nếu duy trì tốc độ tăng trưởng hiện tại, nó sẽ hỗ trợ tăng trưởng nhu cầu mạnh mẽ mà các nhà phân tích kỳ vọng.

Về phía cung, tác động của Iran đối với thị trường dầu mỏ toàn cầu vẫn chưa được định lượng hay nhìn thấy. Các lệnh trừng phạt của Mỹ sắp tới đã đẩy giá dầu lên cao vào tuần trước sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân.

Những khách hàng mua dầu của Iran tiếp tục mua dầu thô của nước này, trong thời gian chờ đợi 180 ngày. Trong khi người mua châu Âu lo ngại về các vấn đề tài chính khi giao thương với Iran như là một lực cản cho việc mua dầu thô Iran, thì Trung Quốc đang trấn an Tehran rằng họ sẽ tiếp tục nhập khẩu dầu của Iran.

Giống như nguồn cung Venezuela sụt giảm và khả năng xuất khẩu dầu của Iran giảm đẩy giá dầu lên, tốc độ tăng trưởng nhu cầu ở Trung Quốc có thể thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu toàn cầu cao hơn. Nếu tăng trưởng nhu cầu tiếp tục mạnh – như kỳ vọng hiện nay – thì một thị trường dầu vốn đã thắt chặt thậm chí có thể trở nên chặt hơn trong bối cảnh lo ngại về địa chính trị, đẩy giá dầu tiếp tục tăng.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2021 có gì đáng chú ý?

 Tăng vốn điều lệ cho các NHTM nhà nước, xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ, phát triển mạnh các mô hình và phương thức kinh doanh mới, kinh tế ban đêm, kinh tế chia sẻ, ki..

Nhật Bản gia hạn quyền sử dụng hai giếng dầu tại Abu Dhabi thêm 25 nữa

Bộ Thương mại Nhật Bản thông báo hôm thứ Hai rằng nước này đã đồng ý với UAE để gia hạn quyền đặc nhượng của công ty Nhật với hai giếng dầu ngoài khơi Abu Dhabi thêm 25 năm nữa.
Thỏa thuận c..

Hà Nội hoàn thành dán tem đồng hồ công tơ tổng cột bơm xăng

Theo tin từ Cục Thuế Hà Nội, cơ quan này đã hoàn thành kế hoạch dán tem niêm phong đồng hồ công tơ tổng đối với các cột đo xăng dầu trên địa bàn. Đã có 470 trong ..

Giá dầu nối chuỗi giảm 3 phiên trước thềm cuộc họp OPEC

Giá dầu giao sau hôm thứ Tư giảm 3 phiên liên tục do những nghi ngại về kết quả cuộc họp của OPEC ngày 30/11, dù số liệu cho thấy tồn kho dầu thô Mỹ giảm tuần thứ hai. 
Ảnh minh họa.
Sau khi vượt ..