Một lần không thể tưởng tượng được, vào tháng 12 năm 2015 Mỹ đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm 40 năm của nước này đối với xuất khẩu dầu thô do sự bùng nổ của đá phiến trong nước. Cho đến lúc đó, xuất khẩu dầu thô chỉ được miễn trừ tới Canada. Bây giờ hơn 24 tháng sau, xuất khẩu dầu của Mỹ đã tiếp tục làm thay đổi động lực của thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Mỹ đã và đang chiếm thị phần nhờ thỏa thuận đang diễn ra giữa OPEC và các đối tác quan trọng như Nga để cắt giảm 1,8 triệu thùng/ngày. Chênh lệch giữa WTI-Brent đã đạt mức đỉnh điểm 8 USD/thùng hồi tháng 9 năm ngoái, khi các nhà máy lọc dầu đóng cửa vì cơn bão Harvey và giúp xuất khẩu tăng vào cuối tháng 10. Khoảng cách giá đã giảm kể từ đó, nhưng các nhà xuất khẩu dầu thô của Mỹ có tính cạnh tranh rất cao khi Brent chênh 4 USD.
Từ năm 2008, sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng hơn gấp đôi lên 10,3 triệu thùng/ngày, theo EIA. Trong khi đó, nhu cầu dầu của Mỹ đã ổn định ở mức 18,5-19,7 triệu thùng/ngày trong một thập kỷ, do đó cơ hội xuất khẩu đã được mở ra khi sản lượng tăng.
Và dầu đá phiến vốn là nền tảng của cuộc cách mạng Mỹ là loại dầu nhẹ hơn, ít nhớt hơn, với trọng lượng API 40 độ trở lên. Tuy nhiên, hệ thống lọc dầu khổng lồ với 18.6 triệu thùng/ngày của nước này thường được thiết lập để xử lý các loại dầu nặng hơn đến từ Canada, Mexico và Venezuela. Sự không phù hợp này giúp giải thích tại sao Mỹ đã và đang xuất khẩu khối lượng lớn dầu thô nhưng cũng đang nhập khẩu nó, tính từ đầu năm tới nay đã nhập về 7,9 triệu thùng/ngày.
Thêm vào đó, các loại dầu thô nặng hơn thực sự có thể được mong muốn nhiều hơn bởi vì chúng ít tốn kém hơn và do đó các nhà lọc dầu thu được lợi nhuận cao hơn khi sản xuất các sản phẩm từ những loại này. Các nhà máy lọc dầu vận hành tất cả các đơn vị càng gần với công suất càng tốt để tối đa hoá lợi nhuận và chi trả cho những thiết bị đắt tiền được yêu cầu cũng là điều quan trọng. Điều này cũng mở ra cơ hội cho xuất khẩu dầu thô của Mỹ.
Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai trên thế giới, đã đẩy mạnh nhập khẩu từ Mỹ, cụ thể lượng dầu vận chuyển từ Mỹ sang Trung Quốc đã đi từ con số 0 từ trước năm 2016 lên mức kỷ lục 0.4 triệu thùng/ngày vào tháng 1, trị giá 1 tỷ USD. Về phía thị trường gia tăng quan trọng nhất khác, “vì dầu thô của Mỹ rẻ hơn 2 đô la một thùng so với dầu thô nhập khẩu từ Dubai, nên việc đưa dầu Mỹ vào nhập khẩu là một bước đi rất tốt cho Ấn Độ”, CARE Ratings đánh giá.
Tuy nhiên, nhìn chung, các sản phẩm dầu chiếm khoảng 75-85% lượng dầu xuất khẩu dầu của Mỹ. Quốc gia láng giềng Mexico đang sử dụng khoảng 60% xăng của Mỹ. Tuy nhiên, Andrés Manuel López Obrador, người có khả năng trở thành tổng thống (trong cuộc bầu cử vào tháng Bảy), đã và đang đưa việc nâng cấp hệ thống nhà máy lọc dầu của nước này lên ưu tiên hàng đầu. Năng lực lọc dầu của Mexico đã đình trệ khoảng 1,5 triệu thùng/ngày trong một thập kỷ – mặc dù dân số tăng gần 20% lên hơn 130 triệu người.
Trong tương lai, mặc dù xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Mexico sẽ vẫn ở mức cao chỉ đơn giản vì khoảng cách địa lý gần nhau, nhưng mục đích chính của Cải cách Năng lượng 2013 mang tính lịch sử của nước này là sản xuất năng lượng nhiều hơn trong nước, chứ không phải tăng sự phụ thuộc vào Mỹ. Mexico chiết xuất dầu thô, gửi nó tới Hoa Kỳ để được tinh chế, và sau đó nhập khẩu các sản phẩm đó là một sự tiêu hao kinh tế rõ ràng. Như vậy, chúng ta có thể mong đợi rằng ngày càng nhiều các quốc gia sẽ có cơ hội mua dầu của Mỹ.
Nguồn tin: xangdau.net
Trả lời