Một số các thành viên nhóm đang xây dựng nền tảng để xuất khẩu khối lượng lớn các sản phẩm tinh chế sang thị trường toàn cầu trong nỗ lực bù đắp cho doanh thu bị mất.
Không phải tất cả các nhà sản xuất OPEC đều linh hoạt như Saudi Arabia và UAE ở lĩnh vực hạ nguồn.
Trong 5 năm tới, sẽ có khoảng 2,8 triệu thùng/ngày về công suất lọc mới tại Trung Đông.
Một lượng lớn dư thừa của các sản phẩm tinh chế sẽ tại ra một cơn nhức đầu khác kể từ khi OPEC thực hiện nỗ lực nhằm kiểm soát nguồn cung và giá dầu thô, chứ không phải xăng hoặc dầu diesel.
Các nước OPEC đang chuyển hướng cuộc chiến sang thị phần lĩnh vực hạ nguồn. Một số các thành viên của nhóm đang xây dựng nền tảng để xuất khẩu khối lượng lớn các sản phẩm tinh chế sang thị trường toàn cầu trong nỗ lực bù đắp cho doanh thu bị mất đi do cắt giảm nguồn cung và giá cả duy trì ở mức thấp. Chắc chắn, các nhà sản xuất dầu lớn đã lên kế hoạch cho các nhà máy lọc dầu xuất khẩu trước khi giá giảm, nhưng các điều kiện thị trường hiện nay đã thúc đẩy một số thành viên trở thành những doanh nghiệp lớn hơn trong thị trường sản phẩm tinh chế toàn cầu đang ngày càng cạnh tranh hơn.
Gần đây, Saudi Arabia và the UAE đã tăng doanh số bán hàng xuất khẩu nhiên liệu sản phẩm trong khi hạn chế lại sản lượng dầu thô, với doanh số tăng mạnh 25% trong tháng trước, trong nỗ lực tăng doanh thu trong khi cố gắng thắt chặt lại nguyên tắc cơ bản của dầu thô.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà sản xuất OPEC đều linh hoạt như Saudi Arabia và UAE. Ví dụ, Nigeria phải nhập khẩu các sản phẩm tinh chế, buộc nước này phải xây dựng một nhà máy khổng lồ công suất 500.000 thùng/ngày để đáp ứng nhu cầu trong nước, vì phần lớn công suất của Nigeria đang không hoạt động . Nước này tiêu thụ chỉ trên 400.000 thùng/ngày, vì vậy sản phẩm thừa sẽ được xuất khẩu sau khi nhà máy mới hoạt động – đặc biệt nếu công suất không được sử dụng tái phục hồi hoạt động. Mục tiêu chính của Iran trong việc phát triển lĩnh vực hạ nguồn cũng là dành cho thị trường riêng trong nước, nhưng công suất tăng sẽ cung cấp lựa cho đối với xuất khẩu. Nhà máy lọc dầu chính của Iraq, nhà máy Baiji, đang không hoạt động sau khi bị ISIS tấn công gần ba năm trước, trong khi dự án Karbala của nước này đã bị tạm dừng. Algeria, trong khi đó, đang tìm kiếm để thay thế xuất khẩu dầu thô với xuất khẩu sản phẩm tinh chế, nhưng trước tiên cần mở rộng công suất tinh chế. Nhưng ngay cả những nhà sản xuất đang thiếu hụt công suất lọc dầu vẫn tận dụng các cơ hội kinh doanh lệch giá để vào thị trường toàn cầu. Ví dụ, năm ngoái, Mỹ đã nhập khẩu khoảng 200.000 thùng/ngày các sản phẩm tinh chế từ các nhà sản xuất OPEC, phần lớn là Nigeria, Venezuela và Algeria.
Cắt giảm dầu thô nhưng tăng nhiên liệu sản phẩm
Với chiến lược cắt giảm dầu thô trong khi tăng xuất khẩu sản phẩm, các nhà sản xuất vẫn có thể cam kết hỗ trợ giá dầu thế giới bằng cách kiềm chế xuất khẩu trong thị trường đó và tuân thủ các mục tiêu sản lượng nhưng vẫn tận dụng nguồn cung dồi dào của họ bằng cách biến nó thành xăng, dầu diesel hoặc dầu mazut. Doanh thu của các sản phẩm tinh chế trên thị trường quốc tế không nằm trong hạn ngạch.
Matt Smith của ClipperData nhận xét: “Việc gia tăng tốc độ sản xuất của nhà máy lọc dầu là một cách để tránh được tác động của việc cắt giảm sản xuất.” “Đây là một kế hoạch ngắn hạn nhằm tăng thêm doanh thu, nhưng Saudi đang nắm giữa một phương thức trong dài hạn để mở rộng phạm vi hoạt động các nhà máy lọc dầu của mình.”
Các nhà sản xuất dầu có thể vận dụng hệ thống hạn ngạch bằng cách hạn chế xuất khẩu nhưng sản xuất nhiều hơn trong các nhà máy lọc dầu nội địa trong thời gian dài, với nguồn cung đầu ra đó – mặc dù không phải lúc nào cũng minh bạch – được công bố hàng tháng theo một số nguồn tin. Tuy nhiên, việc cắt giảm xuất khẩu dầu thô có thể giúp đạt được mục tiêu của OPEC là thắt chặt các nguyên tắc cơ bản trên thị trường dầu mỏ toàn cầu. Đó cũng là khả năng xử lý lại hệ thống bằng cách lấy dầu thô từ kho chứa để vận hành các nhà máy lọc dầu trong nước như là một nỗ lực nhằm tuân thủ việc cắt giảm sản lượng nhưng vẫn giữ mức cung tăng cao.
Theo IEA, trong 5 năm tới, sẽ có khoảng 2,8 triệu thùng/ngày công suất tinh chế mới được đưa ra thị trường ở Trung Đông, tăng cường hơn nữa cuộc chiến chia sẻ thị trường. Mặc dù mức tăng này sẽ được bù trừ vào khoảng đóng cửa 900.000 thùng/ngày vào thời điểm đó, nhưng việc bổ sung ròng sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ gia tăng ở mỗi quốc gia, trong khi đó cán cân sẽ được sử dụng để xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường có tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu, chủ yếu là khu vực Châu Á Thái Bình Dương, hoặc đến châu Âu, nơi mà công suất hạ nguồn đã bị đóng cửa vì lí do kinh tế. Các dự án đáng chú ý bao gồm nhà máy al-Zour 615.000 thùng/ngày của Kuwait và dự án Jazan của Aramco với công suất 400.000 thùng/ngày. Iran cũng đang kỳ vọng một nhà máy lớn sẽ đi vào hoạt động, trong khi hai nước trong khu vực ngoài OPEC – Bahrain và Oman cũng đang đầu tư mạnh vào các dự án lọc dầu.
Sự tăng trưởng này diễn ra trong bối cảnh công suất tinh chế hiện tại của khu vực đang dư thừa. Do đó, trong 5 năm tới, theo dự báo của IEA, Trung Đông sẽ dư thừa xăng dầu và naphtha 1,3 triệu thùng/ngày (xem đồ thị từ IEA dưới đây) cùng với lượng dầu diesel và dầu hỏa cũng dư thừa ở mức tương tự.
Saudi Arabia đang cố gắng giữ vững vị trí dẫn đầu trong cuộc chiến thị phần hạ nguồn. Trong khi Vương Quốc này đang đầu tư vào một dự án lớn trong nước, nước này cũng đang tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài. Trong chuyến công du gần đây của Vua Salman tới Châu Á, ông Amin Nasser, Tổng Giám đốc Aramco đã nói rõ rằng: “Chiến lược của chúng tôi là tăng trưởng ở hạ nguồn”. Saudi mong muốn có một thị trường dầu thô của mình, không gắn liền với các lực đẩy của thị trường dầu mỏ hay OPEC , trong khi đồng thời cũng đang xây dựng 1 nền tảng cơ sở khách hàng trong hoạt động thương mại sản phẩm tinh chế.
Thừa cung nhiên liệu sản phẩm?
Trong suốt thập kỷ này, đã có một sự bùng nổ hoạt động thương mại sản phẩm tinh chế trên khắp thế giới. Trong quá khứ, các nhà máy lọc dầu đã sử dụng nguồn cung sản phẩm của mình cho khách hàng gần nhà máy của họ, nhưng bây giờ kinh doanh lệch giá đã mở ra cơ hội trên toàn cầu. Các nhà máy tinh chế của Mỹ đã có vị trí tốt nhất để tận dụng sự thay đổi này, đưa sản phẩm đến người tiêu dùng ở Châu Âu, Mỹ Latinh và Châu Á. Bây giờ OPEC và các nhà sản xuất khác ở Trung Đông đã tham gia vào hoạt động này, giúp họ đa dạng hoá khỏi việc chỉ dựa vào việc bán dầu thô, đưa thêm khối lượng tinh chế sang các thị trường ở cả phương Đông và phương Tây, một xu hướng tiếp tục trong phần còn lại của thập kỷ này và sau đó. Rõ ràng, rủi ro vốn có của tăng trưởng hạ nguồn là sự thặng dư khổng lồ của dầu thô chuyển thành một thị trường toàn cầu tràn ngập các nhiên liệu sản phẩm, làm suy giảm lợi nhuận ở tất cả các khu vực. Tình huống này sẽ gây ra một cơn nhức đầu khác kể từ khi OPEC cố gắng kiểm soát nguồn cung và giá dầu, chứ không phải xăng hoặc dầu diesel. Các thị trường sản phẩm cuối cùng có thể khó cân bằng hơn, vì các nhà máy sẽ phải giảm sản xuất và tích trữ nguồn cung nhiên liệu dư thừa đang thua lỗ, dẫn đến việc khó khăn trong việc chi trả các khoản đầu tư tốn kém.
Nguồn: xangdau.net
Trả lời