Dầu có thể bị ảnh hưởng nặng nề do 3 nguy cơ chính trị địa chính quan trọng có thể “diễn ra trong nữa đầu tháng 10”

Nhà quan sát thị trường dầu mỏ hàng đầu của phố Wall cho biết có ba lực địa chính trị có thể sẽ “diễn ra trong nữa đầu tháng 10” và nó có thể có những tác động đến thị trường dầu mỏ.

Ba yếu tố rủi ro  này là bất ổn xung quanh khu vực người Kurd ở Iraq, hiệp ước hạt nhân với Iran, và cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Venezuela, theo Helima Croft của RBC Capital Markets.

Dưới đây là tóm tắt các lập luận của bà Croft cho lí do tại sao ba khu vực này là những vấn đề mà những người theo dõi thị trường dầu mỏ nên để ý đến:

1. Khu vực Kurdistan: Hai tuần trước, người Kurd ở Iraq đã bỏ phiếu đòi độc lập trong một cuộc trưng cầu dân ý không ràng buộc. Theo Croft, nó đã “gặp phải những phản ứng mạnh mẽ từ những bên chống đối và đang làm dấy lên mối lo ngại nguồn cung gián đoạn đáng kể.”

2. Hiệp ước hạt nhân với Iran: Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi thỏa thuận Iran là “một trong những thoả thuận tồi tệ nhất từng được đàm phán” và nhiều lần thề sẽ rút khỏi thỏa thuận này. “Tổng thống Trump sẽ có cơ hội thực hiện cam kết của mình trong việc rút khỏi hiệp ước với  Iran vào ngày 15 tháng 10, một quyết định có thể sẽ dẫn đến một quy trình có thể giúp Quốc hội tái áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung cấm đầu tư vào lĩnh vực thượng nguồn của Iran và bắt buộc các nước khác phải giảm nhập khẩu dầu của Iran,” bà Croft nói. “Ngay cả khi Trump thay đổi quan điểm vào phút chót, các biện pháp trừng phạt mới đối với vi phạm phi hạt nhân có thể sẽ xuất hiện và nó có thể phá hủy thỏa thuận này.”

3.Venezuela: Nhà Trắng trước đây đã nói rằng có thể gia tăng áp lực kinh tế lên chính phủ Maduro. Croft cho biết: “Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ chắc chắn sẽ gây khó khăn hơn nữa cho công ty dầu lửa quốc gia, PDVSA, để duy trì mức hiện tại và đáp ứng các nghĩa vụ nợ nần của mình.”

Nói tóm lại, những rủi ro về địa chính trị có vẻ như sẽ quay lại với một số nhà sản xuất dầu. Và thậm chí nếu họ thành công tránh được “các cơn khủng hoảng bùng phát,” bà Croft cho rằng rằng các nước này sẽ tiếp tục “đối mặt với sự bất ổn đáng kể.”

Nguồn: xangdau.net/ Business Insider

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Quỹ bình ổn xăng dầu: Petrolimex dư hơn 2.000 tỷ đồng, 8 doanh nghiệp bị âm

 Dư Quỹ bình ổn lớn nhất thuộc về Petrolimex với 2.011 tỷ đồng, tiếp sau đó là Mipec với 332,7 tỷ đồng, Saigon Petro với 231,6 tỷ đồng…
Ảnh minh họa.
Bộ Tài chính mới công bố chi tiết về t

Giá xăng dầu hôm nay 8/7: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế

Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 8/7/2022. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất hôm nay 8/7.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 8/7
Ghi nhận vào lúc 7h00 ngày 8/7 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao ở mức 102…

Nghịch lý chuyện xăng dầu

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Việt Nam chi 75.000 tỷ đồng nhập khẩu xăng dầu, trong 29.700 tỷ đồng cho thị trường Singgapore – một đất nước chỉ bé không có cả nguồn tài nguyên nước ngọt!
Con số lượng h

Trump phụ thuộc vào OPEC để kiềm chế giá dầu, nhưng các nhà phân tích cho rằng điều đó là sai lầm

Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần yêu cầu OPEC giảm giá dầu đang tăng nhanh, nhưng những chỉ trích trên Twitter của ông có thể hoàn toàn vô giá trị đối với nhóm dầu độ..