Dầu có thể giảm xuống dưới 20 đôla trong khi Mỹ đang gia tăng áp lực để chấm dứt cuộc chiến giá

 

Khi Mỹ tăng cường áp lực buộc các nhà sản xuất dầu hàng đầu thay đổi chiến lược cung ứng để ngăn chặn cuộc chiến giá cả tàn khốc, các nhà phân tích thị trường dự đoán một cú đánh khổng lồ lên nhu cầu do Covid-19 gây ra sẽ tiếp tục khiến giá giảm xuống dưới 20 đôla/thùng trong quý hai.

Các chuyên gia thị trường dự đoán rằng giả sử có sự tham gia mạnh mẽ của thị trường dầu mỏ của Mỹ, thì sự phá hủy nhu cầu dự kiến trong quý hai này sẽ là không thể thay đổi được.

Các nhà phân tích tại MUFG, ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản, cho biết ngay cả trong kịch bản Mỹ tham gia vào thị trường dầu mỏ, bất kỳ sự cắt giảm nguồn cung nào cũng sẽ vẫn không đáng kể để bù đắp thiệt hại chưa từng có do dịch bệnh gây ra. “mà chúng tôi dự kiến sẽ làm giảm nhu cầu toàn cầu ít nhất 8,5 triệu thùng mỗi ngày vào lúc cao điểm trong tháng Tư, dẫn đến mức giá dưới 25 đôla/thùng, với các thị trường có khả năng thỉnh thoảng kiểm tra mức chi phí tiền mặt dưới 20 đôla một thùng.”

Theo tính toán của MUFG, mức giá Brent sẽ nằm trong khoảng 28,60 đôla trong quý đầu tiên của năm 2020, 32,30 đôla trong quý hai, 35,60 đôla trong quý ba và 46,10 đôla trong quý tư.

“Cụ thể trong quý hai, chúng tôi không loại trừ giai đoạn giá dầu kéo dài ở mức áp lực hoạt động dưới 25 đôla, với các thị trường có khả năng kiểm tra mức chi phí tiền mặt dưới 20 đôla,” các nhà phân tích tại MFUG cho biết.

Mike Pompeo, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, đã kêu gọi Saudi Arabia giúp ổn định thị trường trước cuộc họp của các nhà lãnh đạo G20 hôm thứ Năm tuần trước, đánh dấu sự phản ứng trực tiếp nhất của Washington trong cuộc đối đầu đã làm trầm trọng thêm sự sụp đổ của giá dầu do đại dịch coronavirus toàn cầu.

Một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao tuần trước cho biết nhiều công ty dầu mỏ và các thành viên của Quốc hội Mỹ đã vận động chính quyền Trump can thiệp. Quan chức này cho biết sản lượng dầu dư thừa chỉ “làm trầm trọng thêm” những thách thức hiện có khi chính quyền dồn lực ứng phó với đại dịch.

“Bộ trưởng nhấn mạnh rằng, với tư cách là một nhà lãnh đạo của G20 và một nhà lãnh đạo năng lượng quan trọng, Saudi Arabia có cơ hội thực sự để xử lý thành công và trấn an thị trường năng lượng và tài chính toàn cầu khi thế giới đối mặt với sự bất ổn nghiêm trọng về kinh tế,” Bộ Ngoại giao nói trong một tuyên bố.

Các nhà phân tích cho biết cuộc chiến giá cả đã khiến cho giá dầu giảm một nữa trong tháng này xuống gần 25 đôla/thùng, mức thấp nhất trong 17 năm.  Saudi Arabia đã phát động cuộc tấn công vào đầu tháng sau khi Nga từ chối tham gia cùng OPEC trong việc cắt giảm sản xuất sâu hơn để hỗ trợ giá cả. Đáp lại, vương quốc đã tuyên bố sẽ mở vòi bơm để chứng tỏ sức mạnh của mình trên thị trường. Nhưng quyết định đã được đưa ra trước khi coronavirus sẽ ảnh hưởng xấu rõ ràng đến nhu cầu toàn cầu như thế nào, làm tăng hy vọng Saudi Arabia có thể bị thuyết phục để thay đổi lập trường của mình – ngay cả khi Nga vẫn mâu thuẫn với cách đối phó với khủng hoảng.

Bất chấp sự sụp đổ về giá, Nga vẫn giữ vững lập trường và tuyên bố có thể chịu được giá dầu thấp hơn trong một thập kỷ. Nhưng thời điểm của cuộc chiến giá này có vẻ “thực sự khủng khiếp” đối với nền kinh tế nước này, vốn cần khoảng một nghìn tỷ rúp, tương đương khoảng 12,7 tỷ đôla mỗi tháng trong vài tháng tới để duy trì ổn định từ đại dịch coronavirus và vụ sụp đổ giá dầu, các nhà phân tích cho biết.

Theo dự báo của hầu hết các chuyên gia, cuộc chiến giá cả đã làm trầm trọng thêm nhu cầu sụt giảm, ước tính nằm trong khoảng từ 10% đến 25% của 100 triệu thùng mỗi ngày trên thị trường toàn cầu, đã vượt xa dự đoán của họ vào đầu tháng Ba, trước khi bắt đầu có sự lan rộng cách ly và hủy chuyến bay.

Ngành công nghiệp dầu mỏ toàn cầu hiện đang đối mặt với triển vọng cạn kiệt kho chứa trong vài tuần do sự sụt giảm nhu cầu nghiêm trọng nhất trong lịch sử cùng với nguồn cung tăng. Tương tự, một số lượng lớn các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ đang phải đối mặt với phá sản và sản lượng dự kiến ​​sẽ giảm mạnh trong 18 tháng tới nếu giá vẫn thấp,

Các nhà phân tích tại Bank of America đã cảnh báo vào hôm thứ Tư tuần trước rằng nguồn cung dầu OPEC tăng đột biến và nhu cầu dầu mỏ sụp đổ đã làm dấy lên mối lo ngại về dư thừa có thể áp đảo lưu trữ toàn cầu. “Trong trường hợp có thể nhất của chúng tôi, hàng tồn kho sẽ tăng thêm 4 triệu thùng/ngày gần như chưa từng có trong (quý hai), nhưng con số này có thể lên tới mức cao 10 triệu thùng/ngày trong thặng dư nghiêm trọng,” các nhà phân tích tại Bank of America cho biết.

Sau vụ sụp đổ giá dầu từ đầu tháng này, Bộ Tài chính Nga cho biết Moscow có đủ nguồn lực để bù đắp thiếu hụt ngân sách trong bối cảnh giá dầu nằm trong khoảng từ 25 đến 30 đôla một thùng trong sáu đến mười năm

Các nhà phân tích cho biết do công nợ của Nga nhỏ hơn nhiều so với các nền kinh tế khác, thực sự thuộc nhóm thấp nhất thế giới, ở mức 19,48%, việc phục hồi sẽ tương đối suôn sẻ. “Với giá dầu hiện tại, nền kinh tế Nga sẽ rơi vào tình trạng thâm hụt, mặc dù chỉ ở mức vừa phải, ở mức 0,9%. Theo kịch bản như vậy, chúng tôi không mong đợi bất kỳ sự thay đổi lập trường hay bớt cứng rắn của Moscow để thúc đẩy thị trường,” các nhà phân tích nói.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Nhập khẩu dầu từ Nga vào Ấn Độ tăng gấp 50 lần

Thời báo Kinh tế hôm thứ Năm dẫn lời một quan chức cấp cao của chính phủ cho biết lượng dầu thô nhập từ Nga vào Ấn Độ đã tăng gấp 50 lần kể từ tháng 4 cho đến nay, chiếm 1/10 lượng dầu nhập khẩu của tiểu lục địa này.
Bài báo lưu ý rằng khoảng 40% ..

Đâu là rủi ro lớn nhất đối với vấn đề kiểm soát lạm phát trong năm 2018?

Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, rủi ro lớn nhất đối với vấn đề kiểm soát lạm phát trong những tháng cuối năm 2018 là giá dầu thế giới đang có xu hướng tăng cao vượt dự kiế..

Baker Hughes: Số giàn khoan dầu Mỹ giữ ổn định trong tuần này

 
Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết các công ty năng lượng của Mỹ giữ số giàn khoan không đổi trong tuần này, mặc dù giá dầu gần mức cao nhất kể từ mùa hè năm 201..

Giá dầu tăng vọt hơn 3% trong tuần sau đợt giảm sâu

Giá dầu thô hôm thứ ba tăng mạnh hơn 3% do căng thẳng địa chính trị ở Syria khiến nhà đầu tư dự đoán nguồn cung sẽ bị gián đoạn khu vực Trung Đông.
 
Tại Sàn giao dịch hàng ho