Dầu ngọt nặng đang hướng tới một cuộc khủng hoảng nguồn cung

‘IMO 2020’ sẽ đánh dấu khởi đầu cho sự thay đổi lớn đối với thị trường xăng dầu toàn cầu. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2020, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) – cơ quan quản lý thị trường vận tải toàn cầu – sẽ thi hành mức trần lưu huỳnh toàn cầu là 0,5% đối với nhiên liệu hàng hải.

Mặc dù điều này sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đến dầu nhiên liệu và các sản phẩm chưng cất trung gian, nhưng nó cũng sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy của dầu thô ngọt nặng. Trên thực tế, nó đã là như vậy.

Nhu cầu dầu thô ngọt nặng sẽ ngày càng tăng vào năm 2020, vì các nhà máy lọc dầu hướng đến việc sản xuất dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp. Để chúng ta khỏi quên, xin nhắc lại là sản lượng dầu thô nhẹ hơn ít hơn so với dầu nhiên liệu, trong khi dầu chua tăng hàm lượng lưu huỳnh.

Thách thức đối với thị trường toàn cầu sẽ dùng nhiều đến dầu thô ngọt nặng. Theo ClipperData, xuất khẩu dầu thô ngọt nặng chỉ chiếm hơn 1% trong tổng lượng dầu xuất khẩu bằng đường thủy, và đang trên đường suy giảm trong những năm gần đây. Trong số những mặt hàng xuất khẩu này, gần hai phần ba là đến từ Tây Phi.

Angola Dalia là loại hàng đầu, nhưng cũng có xuất khẩu Lokele từ Cameroon, Baobab từ Bờ Biển Ngà, Yombo từ Congo và Ebok từ Nigeria. Doba, được sản xuất ở Chad, là nơi xuất khẩu lớn thứ hai, và tấn công thị trường toàn cầu thông qua việc nạp liệu từ Cameroon.

Về điểm đến của những loại dầu này, ba quốc gia chiếm một nửa trong tổng số thùng được chuyển đi: Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc. Một xu hướng thú vị đang nổi lên, như minh họa trong biểu đồ dưới đây. Trung Quốc đã vượt Mỹ vừa mới năm ngoái để trở thành nước nhập nhiều nhất:

Nam Mỹ là nơi có nguồn dầu thô ngọt nặng lớn thứ hai, nhưng lại nằm cách xa đằng sau Tây Phi, chỉ chiếm khoảng 12% lượng dầu ngọt nặng xuất khẩu trên toàn cầu. Và nó được chào đón ở Argentina và Brazil.

Argentina giữ nhiều dầu ngọt nặng Escalante trong biên giới của mình, nhưng nhiều thùng dầu đã rời khỏi nước này, một xu hướng tương tự tồn tại như với loại dầu WAF: càng ít dầu chảy vào Mỹ trong những năm gần đây, thì càng nhiều dầu tới Trung Quốc.

Do các nhà máy lọc dầu của Mỹ ngày càng pha trộn dầu thô nhẹ trong nước với các loại dầu nặng hơn để thu được một loại dầu thô ưa thích,  nên Trung Quốc tập trung chủ yếu vào việc mua được càng nhiều dầu ngọt nặng càng tốt – chiếm gần một phần ba trong tổng số dầu nhập khẩu toàn cầu.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu tại Việt Nam lại đồng loạt tăng từ 15h chiều nay 11/1

Chiều ngày 11/1, Liên Bộ Công Thương – Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu.
Cập nhật dữ liệu giá xăng thành phẩm trên thị trường Singapore của Bộ Công thương đến ngày 7.1 cho thấy, giá xăng và dầu trong kỳ qua (tính sau ngày 25.12.2021) tă..

Giá xăng dầu liên tục giảm, CPI tháng 8/2022 vẫn tăng nhẹ

Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2022 tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước. Nhóm thực phẩm, dịch vụ giáo dục tăng giá mạnh. So với tháng 12/2021, CPI tháng 8 tăng 3,6% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,89%.
TCTK cho..

Thị phần của OPEC trong dầu thô nhập khẩu vào Mỹ ở mức thấp nhất từ đầu năm 2016

Nhập khẩu dầu thô và sản phẩm xăng dầu của Mỹ đã giảm xuống còn 9,7 triệu thùng/ngày trong quý 3 năm 2017 (giảm 0,4 triệu thùng so với cùng kỳ năm ngoái) do cắt giảm sản lượng của O..

OPEC sẽ thảo luận về tình hình nguồn cung dầu mỏ vào cuối tháng Năm

OPEC sẽ sẽ bàn thảo về khả năng nguồn cung dầu thô thiếu hụt trên toàn cầu sau quyết định của Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran đã được ký kết trước đó. 
O..