Giá dầu thô có tháng tăng thứ năm liên tiếp trong tháng Một trong bối cảnh thị trường thực tế thắt chặt và sự sụt giảm của hàng tồn kho. Việc cắt giảm nguồn cung của Opec đang có tác động mong muốn và tỷ lệ tuân thủ cao đang hỗ trợ cho tâm lý tích cực.
Thứ hai, hàng tồn kho của Mỹ đã giảm trong gần 2 tháng và triển vọng nhu cầu trong năm nay vẫn tích cực. Xu hướng tăng cũng đã nhận thêm hỗ trợ từ sự tăng giá của một đồng đô la suy yếu và các vị thế mua ròng đầu cơ trong WTI và Brent đang ở mức cao kỷ lục.
Về mặt tiêu cực, sản xuất của Mỹ vẫn tiếp tục ghi nhận các kỷ lục mới và đồn đoán về sản lượng ngoài Opec cao hơn sớm hay muộn gì cũng sẽ xâm nhập vào thị trường và gây sức ép lên giá dầu.
Tăng sản lượng ngoài Opec có khả năng sẽ giới hạn mức giá dầu tại một số thời điểm, nhưng hiện tại thị trường dường như chỉ tập trung vào những tin tức tích cực. Cả Opec và IEA dự báo sản lượng ngoài Opec sẽ tăng trong năm tới với Mỹ đóng góp nhiều nhất.
Opec dự đoán sản lượng ngoài Opec tăng 1,15 triệu thùng/ngày trong năm tới trong khi IEA có mức tăng 1,70 triệu thùng/ngày. Điều này có thể bù trừ cho nỗ lực cắt giảm sản xuất của Opec ở mức độ lớn và khiến cho giá dầu không thể lên mức cao hơn.
Sản lượng của Mỹ cũng tiếp tục tăng với sản lượng đạt mức kỷ lục 9,9 triệu thùng vào tuần trước. EIA dự báo rằng sản lượng dầu mỏ đá phiến của Mỹ sẽ tăng 111.000 thùng/ngày lên 6,55 triệu thùng/ngày trong tháng Hai, một kỷ lục mới. Tổng sản lượng dầu của Mỹ sẽ đạt 10,27 triệu thùng/ngày trong năm 2018 theo dự báo của EIA.
IEA dự báo sản lượng của Mỹ thậm chí còn cao hơn tại mức 10,40 triệu thùng/ngày trong năm 2018. Điều này, chúng tôi tin rằng sẽ tiếp tục là lực cản lớn nhất cho giá cả mặc dù nguồn cung từ Opec giảm đi.
Sự sụt giảm mạnh của các kho dự trữ của Mỹ trong vài tuần gần đây đã giúp củng cố sức mạnh WTI. Trữ lượng dầu của Mỹ đã giảm 41 triệu thùng trong 10 tuần qua và giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàng tồn kho tiếp tục giảm trên toàn cầu cũng như với IEA cho thấy rằng các kho dự trữ thương mại của OECD đã giảm 17,9 triệu thùng trong tháng Mười Một, một sự thu hẹp lại gấp đôi mức trung bình năm năm. Dữ liệu của IEA cho thấy các tồn kho của OECD đã giảm 600.000 thùng/ngày trong ba quý cuối cùng của năm 2017, mức cao nhất kể từ năm 1984.
Sự tăng giá cũng được hỗ trợ bởi sự cắt giảm sản lượng của OPEC có thể kéo dài sau năm 2018. Cuộc họp đánh giá OPEC hồi tháng Một cho thấy cắt giảm sản lượng ở một số hình thức có thể vẫn duy trì sau năm 2018 mặc dù các phương thức chính xác này cần phải được làm rõ.
Sản lượng Opec tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm ngoái và sự tuân thủ đang được cải thiện. Các ước tính cho thấy sản lượng dầu của OPEC hầu như không thay đổi ở mức 32,5 triệu thùng/ngày trong tháng Một và mức độ tuân thủ chung đã đạt 138 phần trăm.
Việc giảm sản lượng dầu của Venezuela do cuộc khủng hoảng hiện tại là lý do lớn nhất cho sự cải thiện tính tuân thủ. Sản lượng của Iraq từ khu vực phía Bắc cũng bị ảnh hưởng kể từ khi quân đội Iraq giành quyền kiểm soát từ người Kurd và đã giúp cho sự tuân thủ của Iraq tốt hơn. Sản lượng Libya giảm 30.000 thùng/ngày do đường ống hư hỏng trong khi Nigeria tăng sản lượng.
Về phía cầu, IEA giữ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu của mình cho năm 2018 không thay đổi ở mức 1,3 triệu thùng/ngày, giảm so với mức 1,6 triệu thùng/ngày trong năm 2017. Opec ước tính nhu cầu tăng trưởng 1,5 triệu thùng/ngày trong năm 2018. Nhìn chung, nhu cầu mạnh mẽ hơn là tiền đề cơ bản trong tất cả các dự báo cho năm 2018 và bất kỳ cú sốc nhu cầu tiêu thụ có thể làm chệch sự tăng giá.
Nói chung, trong khi xu hướng ngắn hạn vẫn tích cực, giá dầu có thể sẽ có sự điều chỉnh khi mức kéo dài của xu hướng tăng này là nhờ sự yếu đi của đồng đô la chứ không phải là nguyên tắc cơ bản. Mức độ cực cao của vị thế mua trên thị trường dầu mỏ cũng làm cho giá dễ bị tổn thương trước những diễn biến tiêu cực. Thậm chí một khoản thanh lý vừa phải có thể dẫn đến hành vi bán non (short squeeze ) và dẫn đến việc điều chỉnh mạnh giá cả.
Nguồn: xangdau.net/ETMarkets.com
Trả lời