Dự án dầu mỏ lịch sử với Nigeria

Ngày 26-1-2018, Egina, tàu FPSO khổng lồ đầu tiên, đã đến Nigeria. Đây là một dự án dầu khí khổng lồ của Tập đoàn Total (Pháp) nhằm giúp Nigeria tăng sản lượng thêm 200.000 thùng dầu mỗi ngày.

FPSO khổng lồ đầu tiên của Total

Bên cạnh tàu FPSO khổng lồ Egina được neo đậu từ 1 tháng nay tại cảng Lagos, các tàu đánh cá trở nên thật nhỏ bé và những chiếc tàu chở container vốn trước đây là bự nhất khu vực cảng biển này thì nay cũng dường như trở thành những chiếc thuyền rất đỗi bình thường.

Được phát triển bởi Tập đoàn Total của Pháp, kho nổi xử lý, chứa và xuất dầu thô (FPSO) này giống như một mô hình Lego khổng lồ với trọng tải 220.000 tấn, có chiều dài 330m và chiều rộng 60m. Tàu đang trong giai đoạn hoàn thành, với sản lượng dự kiến khoảng 200.000 thùng dầu mỗi ngày, tương đương 10% sản lượng dầu của Nigeria. Đây là một dự án lịch sử đối với nước sản xuất dầu thô số 1 châu Phi.

Tàu FPSO Egina cập cảng Lagos của Nigeria ngày 26-1-2018

Trong vài tháng tới, chiếc tàu cao 33m với phần thân ngoài được sơn màu xanh lá cây này sẽ sớm được lai dắt ra biển để phục vụ cho mỏ dầu ngoài khơi Egina cách cảng Harcourt 200km về phía đông nam Nigeria. Mỏ này nằm ở độ sâu khoảng 1.600m, được phát hiện vào năm 2003 bởi Total và các đối tác Trung Quốc và Brazil, Công ty Dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) và Petrobras Sapetro. Dự kiến mỏ này sẽ đi vào sản xuất trong năm 2018 với sản lượng dự kiến gần 200.000 thùng mỗi ngày.

Tàu được thiết kế để chứa đến 2,3 triệu thùng dầu thô, có thể lọc và xử lý trực tiếp số dầu này bằng hàng triệu ống dẫn mà tàu mang theo, trước khi chở ra nước ngoài để tinh chế. Theo Tổng giám đốc Total, Nicolas Terraz, tổng chi phí cho dự án này khoảng 16 tỉ USD (12,8 tỉ euro), nhưng khoản đầu tư này theo ông là hợp lý.

Ông Nicolas giải thích với AFP rằng: “Nigeria rất quan trọng đối với Total. Chúng tôi đã hoạt động tại đây trong suốt 60 năm qua. Hơn nữa, Egina là chiếc tàu FPSO lớn nhất mà tập đoàn từng xây dựng”. Ông cũng nói thêm: “Sẽ thiệt thòi cho những người đam mê bộ môn lái thuyền buồm, vì họ sẽ không thể đón được gió, nếu họ lại gần những chiếc tàu này. Bên cạnh đó, người dân sống gần đó cũng sẽ không thể ngủ được vì ánh sáng quá chói phát ra từ tàu Egina. Đây là lần đầu tiên người dân châu Phi tiếp đón một trong những tàu dầu lớn nhất thế giới.

Ngoài lý do về quy mô và chi phí xây dựng của dự án này, thì đây còn được xem là dự án quy mô lớn đầu tiên được thực hiện sau cuộc bỏ phiếu bắt buộc về “tỷ lệ nội địa hóa” vào năm 2010.

Hơn nữa, người dân Nigeria đã tham gia vào quá trình xây dựng dự án này, và gần 75% số giờ làm việc của họ đều được tiến hành ngay tại cảng Harcourt (phía nam Nigeria) hoặc tại Lagos (phần công việc còn lại được thực hiện ở xưởng đóng tàu Samsung tại Hàn Quốc).

Tại văn phòng Ecobank của mình, ông Dolapo Onia, chuyên gia phân tích dầu mỏ cho biết: “Chưa bao giờ chúng tôi có thể tưởng tượng được rằng, một dự án như thế lại có thể thực hiện ngay tại Nigeria. Đây là một sự đánh cuộc mạo hiểm của Tập đoàn Total”. Theo chuyên gia này, rất khó để các công ty của Nigeria tiếp cận được các ngân hàng trong nước hay quốc tế. Nhưng bên cạnh đó, Dự án Egina được xem là minh chứng cho niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài dành cho Nigeria, nhất là vào thời điểm các đối tác quan trọng của họ như Shell hay Exxon không còn đầu tư vào Nigeria nữa.

Các tập đoàn đa quốc gia đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc đầu tư vào khu vực phía đông nam tại Nigeria. Tại khu vực bất ổn này, các nhóm vũ trang đang tăng cường các cuộc tấn công và bắt cóc để phản đối sự phân bổ tài sản không đồng đều và các tác động xấu đến môi trường.

Sự bất bình đẳng quá mức

Tại Lagos, những người ngư dân phải sống trong những căn nhà tồi tàn, họ làm việc xung quanh Egina và chỉ kiếm được không tới 2USD mỗi ngày. Đây là minh chứng cho sự bất bình đẳng quá mức đang phá hủy đất nước này. Tuy nhiên, người dân địa phương đang xem việc xây dựng con tàu như là một cơ hội để chuyển đổi ngành nghề, giúp tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương. Vì vậy, đã có đến 3.000 người tham gia quá trình đóng tàu tại Lagos.

Ladol, một tập đoàn dịch vụ dầu mỏ, đã cho con tàu này thả neo tại bến cảng của họ. Bên cạnh đó, đây còn là công ty 100% bản địa. Theo Giám đốc Tập đoàn Ladol, Amy Jadesimi, tàu Egina sẽ thay đổi toàn bộ quan cảnh của ngành công nghiệp dầu mỏ Nigaeria. Theo doanh nhân 42 tuổi người Nigeria này, người trước đây từng làm việc tại ngân hàng thương mại ở London, việc phát triển các doanh nghiệp địa phương là rất tốt nhưng cần có nguồn vốn”.

Bà Jadesimi cũng nói rằng: “Bây giờ chúng tôi có những chiếc cần cẩu lớn nhất tại châu Phi, chúng tôi có lực lượng lao động và chúng tôi cũng có thể làm việc cho các dự án khác giống như vậy và không chỉ trong lĩnh vực dầu khí. Chúng tôi có thể xây dựng các hầm ủ tươi nông nghiệp và chúng tôi chào đón những con tàu lớn nhất thế giới đến Nigeria để nhập khẩu những sản phẩm địa phương của đất nước chúng tôi”. Theo bà Jadesimi, tiềm năng của Ladol có thể tạo ra 50.000 việc làm cho người dân Nigeria. Nhưng để đạt được điều này, với 70% doanh thu từ vàng đen (1,6 tỉ USD/tháng), Chính phủ Nigeria phải đầu tư cho việc phát triển cơ sở hạ tầng và năng lượng quốc gia.

FPSO (Floating Production, Storage and Offloading) là một tàu nổi được sử dụng để tiếp nhận hỗn hợp hydrocarbon được khai thác từ các giàn hoặc cụm Subsea Template, sau đó xử lý, lưu trữ và chuyển lên một tàu chở dầu, hoặc được vận chuyển thông qua một hệ thống đường ống dẫn. FPSO được sử dụng phổ biến ở ngoài khơi vì dễ dàng lắp đặt và không đòi hỏi một cơ sở hạ tầng đường ống dẫn để xuất dầu. Một tàu dầu chỉ được sử dụng để lưu trữ dầu (không có hệ thống xử lý dầu) được gọi là kho nổi chứa và xuất dầu (FSO).

Nguồn tin: petrotimes.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

IEA: Mỹ sẽ trở thành nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới trong năm 2018 | Hoanghungpetro.com.vn

 Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định Mỹ có thể sẽ vượt Saudi Arabia trở thành nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai thế giới sau Nga trong năm nay.
Trạm bơm tại mỏ dầu Kern River ở Bakersfield, California, Mỹ. Ảnh: AFP/T..

Tiêu chuẩn khí thải mức 4 và 5: Nhiên liệu nào đáp ứng?

Việc pha chế xăng dầu đáp ứng khí thải ở mức 4 và 5 là hết sức cần thiết để cải thiện chất lượng không khí đang bị ô nhiễm như hiện nay. Tuy nhiên, sử dụng nhiên liệu nào để đáp..

Cháy nhà máy lọc dầu làm dấy lên nỗi sợ thiếu nhiên liệu ở 4 bang nước Mỹ | Hoanghungpetro.com.vn

Chính phủ liên bang đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong khu vực ở các bang Illinois, Michigan, Indiana và Wisconsin sau vụ hỏa hoạn bùng phát tại một nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của BP ở Whiting, Indiana.
Ngọn lửa bùng phát vào tuần trước và nhan..

Petrolimex đầu tư hơn 1.000 tỉ vào bán lẻ, “đấu” xăng dầu ngoại

Lãnh đạo Petrolimex ngày 19-12 cho biết việc chuẩn bị cho sự cạnh tranh thời gian tới, đặc biệt với đối thủ xăng dầu ngoại, đã được tiến hành hàng chục năm và tập đoàn sẽ đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng v