Đừng tin giá dầu sẽ tăng thêm sau thông báo về Iran của Trump

·        Giá dầu có thể sẽ không tăng thêm nữa ngay cả khi Mỹ tự mình chấm dứt và rút khỏi thỏa thuận Iran, theo Alejandro Barbajosa, phó chủ tịch của Argus Media.

·        Giá gần đây đã được nâng lên bởi những lo ngại về việc Washington tái áp đặt biện pháp trừng phạt đối với Iran.

·        Khả năng sản lượng dầu Iran sụt giảm có thể tạo ra một “chiến lược rút lui” cho các thành viên còn lại của OPEC.

Giá dầu, đã tăng lên vì lo lắng về việc Washington có thể rút khỏi thỏa thuận Iran, có khả năng sẽ không tăng cao hơn nữa ngay cả khi Mỹ cuối cùng rút khỏi thỏa thuận, theo một chuyên gia.

Thị trường đã tính đến ảnh hưởng có thể của việc tái trừng phạt Iran, hiện là nước sản xuất dầu lớn thứ ba trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ.

Alejandro Barbajosa, phó chủ tịch của Argus Media cho biết: “Chúng ta đã chứng kiến ​​sự lạc quan đó được định giá trong vài tuần qua. Thị trường đã phản ứng trước kỳ vọng về nguồn cung ít hơn sắp tới”.

Kết quả là, giá dầu sẽ khó tăng trong tình hình hiện tại, Barbajosa nói.

Quả thực, giá dầu đã giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Ba ở châu Á, sau một dòng tweet từ Tổng thống Donald Trump rằng ông sẽ công bố quyết định của mình về thỏa thuận Iran vào lúc 2 giờ chiều ngày 8/5 (tức 1h sáng ngày 9/5 theo giờ VN).

Hiệp ước năm 2015 đã dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran đổi lại nước này phải hạn chế chương trình hạt nhân của mình và cho phép kiểm tra thường xuyên các cơ sở nguyên tử của nó. Mỹ đã đồng ý với những điều khoản này, và Iran dường như không vi phạm thỏa thuận này, nhưng chính quyền Trump nói họ muốn hủy bỏ thỏa thuận này.

Một ‘chiến lược rút lui’ cho OPEC

Trump đã chỉ trích thỏa thuận Iran khắp nơi, nói rằng nó không bao giờ nên được thực hiện. Barbajosa cho biết ông dự báo một “sự suy giảm đáng kể” trong giá dầu, nếu Mỹ cố gắng trì hoãn quyết định về thỏa thuận này để có thời gian.

Các nhà phân tích dự báo các biện pháp trừng phạt mới sẽ lấy 500.000 thùng dầu của Iran mỗi ngày. Điều đó có thể có tác động hạn chế lên thị trường, nhưng nó cũng sẽ giúp các thành viên OPEC khác có cơ hội tăng sản lượng.

“OPEC có thể sử dụng cơ hội này như một chiến lược thoát khỏi chiến lược hạn chế sản xuất hiện tại, bởi vì những gì chúng tôi thấy là có rất ít cơ hội để họ bắt đầu sản xuất trở lại mức họ muốn mà không ảnh hưởng tiêu cực đến giá”, Barbajosa lập luận.

“Nếu Iran ra khỏi thị trường, có lẽ họ sẽ nói một cách rất tự nhiên rằng: “Ồ, chúng tôi cần phải tăng sản xuất ngay bây giờ, bởi vì Iran không còn ở đó nữa”, ông suy luận.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu hôm nay 3/8: Vẫn xu hướng giảm | Hoanghungpetro.com.vn

Giá xăng dầu hôm nay 3/8: WTI ngưỡng 94,02 USD/thùng, dầu Brent 100,01 USD/thùng.
Giá dầu thô giảm mạnh do các hoạt động sản xuất toàn cầu suy yếu trên diện rộng.
Giá dầu thô tiếp tục đà giảm khi nguy cơ suy thoái toàn cầu có thể hạn chế nhu cầ..

Vụ tấn công cơ sở dầu tại Saudi Arabia – ‘Lời cảnh tỉnh’ cho các nền kinh tế châu Á

Nhận định về vụ tấn công hai cơ sở lọc dầu tại Saudi Arabia mới đây, chuyên gia Jun Arima, thành viên chính sách cao cấp về năng lượng và môi trường tại Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN v..

Dung Quất, Nghi Sơn bối rối với Euro 4

Yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu bảo đảm cung ứng dầu diesel mức 4 ra thị trường muộn nhất vào ngày 1/1/2018 khiến 2 nhà máy lọc dầu hiện có của Việt Nam lúng túng.
Lo..

Thị trường dầu mỏ bị đe dọa?

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong quan hệ Mỹ – Iran bùng phát sau cái chết của tướng Soleimani đang đe dọa tới thị trường dầu mỏ thế giới.
Giá dầu thế giới đã tăng gần 4% vào ngày 3-1-2020 s..