Giá dầu chạm đáy ba tuần vì lo ngại nguồn cung tăng

Giá dầu ngày 28/5 tiếp tục đi xuống do Arab Saudi và Nga tuyên bố họ có thể tăng nguồn cung trong khi sản lượng từ Mỹ không có dấu hiệu suy giảm. 

Giá dầu Brent tương lai giảm 1,12 USD so với giá đóng cửa trước đó, xuống 75,32 USD/thùng vào 18h05 GMT ngày 28/5. Trong phiên giao dịch, giá dầu có lúc chạm đáy 3 tuần 74,49 USD/thùng.

Giá dầu WTI tương lai giảm 1,41 USD xuống còn 66,47 USD/thùng sau khi chạm đáy 6 tuần 65,8 USD/thùng. Chênh lệch giá giữa WTI và Brent đạt 9,38 USD/thùng, lớn nhất kể từ tháng 3/2015.

Khối lượng giao dịch không nhiều do thị trường Anh và Mỹ đang nghỉ lễ.

OPEC cùng các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ khác, do Nga dẫn đầu, giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày kể từ năm 2017 để thắt chặt nguồn cung, đẩy giá dầu phục hồi sau khi tụt xuống dưới 30 USD/thùng năm 2016. Giá dầu tăng mạnh kể từ năm ngoái, Brent đã vượt mốc 80 USD/thùng trong tháng 5, làm dấy lên lo ngại tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng, lạm phát bùng phát.

Để giải quyết thiếu hụt nguồn cung, Arab Saudi, lãnh đạo OPEC, cùng Nga đã đàm phán về khả năng tăng nguồn cung thêm 1 triệu thùng/ngày, theo các nguồn tin.

Trong khi đó, sản lượng dầu thô của Mỹ không có dấu hiệu suy giảm do các nhà khai thác dầu tiếp tục tìm kiếm mỏ dầu mới. Các công ty năng lượng Mỹ đã bổ sung thêm 15 dàn khoan trong tuần trước, nâng tổng số dàn lên 859, cao nhất kể từ năm 2015, cho thấy sản lượng dầu thô Mỹ sẽ tiếp tục tăng.

Sản lượng dầu thô Mỹ trong hai năm qua tăng 27% lên 10,73 triệu thùng/ngày, gần đuổi kịp Nga, 11 triệu thùng/ngày.

Nguồn tin: ndh.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Biến động trên thị trường “vàng đen”

Giá dầu thế giới có sự biến động mạnh trong phiên giao dịch đầu tiên của năm 2018, khi có thời điểm tăng lên mức cao nhất kể từ giữa năm 2015. Những diễn biến căng thẳng ở I-ran, vỡ đường ống dẫn dầu ở Li-bi v

Tại sao sự phụ thuộc của Châu Âu vào LNG Mỹ là đầy rủi ro | Hoanghungpetro.com.vn

Trong năm nay, Hoa Kỳ tự hào là nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới khi khối lượng giao đến cả châu Âu – trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng – và châu Á tăng đột biến. Từ đầu năm 2022 cho đến nay, 5 công ty ..

“Ông lớn” Petrolimex báo lãi nghìn tỷ, vay nợ tăng cao

   Chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm, tổng dư nợ vay ngân hàng của Tập đoàn Petrolimex tăng thêm 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận giảm do hụt thu từ khoản bất thường năm trước. 
Petrolimex báo l

Hàng hóa TG sáng 21/6: Giá dầu thấp nhất 9 tháng, vàng thấp nhất 5 tuần

Phiên giao dịch 20/6 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 21/6 giờ VN), giá một số hàng hóa chủ chốt đã lập “kỷ lục” th