Giá dầu có khả năng tăng vọt do nguy cơ địa chính trị

 

Giá dầu thô Brent bật lên 71 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba do những lo ngại về cuộc chiến thương mại đã dịu bớt nhờ những nhận xét mang tính hòa giải từ cả Mỹ và Trung Quốc. Trong khi đó, viễn cảnh về sự bất ổn địa chính trị lại xuất hiện như một động lực cho giá dầu.

Ngay cả khi Tổng thống Trump cân nhắc áp thêm 100 tỷ đô la tiền thuế đối với Trung Quốc, thì các quan chức Mỹ đã lên sóng vào cuối tuần để giảm bớt tầm quan trọng của cuộc tranh chấp thương mại. Cố vấn thương mại của ông Trump, Peter Navarro, được coi là một trong những tiếng nói chủ chốt thúc đẩy thuế quan cứng rắn, có vẻ như không quá sôi nổi trong các chương trình talk show hôm chủ nhật. “Chúng tôi đang lắng nghe người Trung Quốc. Chúng tôi sẵn sàng làm việc với họ”, Navarro phát biểu trong chương trình” Meet the Press “của NBC News. Mặc dù ông nói tiếp:” Nhưng chúng tôi rất tinh tường về chuyện này. Chúng tôi đang tiến tới một biện pháp thận trọng với thuế, với những hạn chế đầu tư”. “Những gì chúng tôi muốn từ Trung Quốc là rất rõ ràng. Chúng tôi muốn thương mại công bằng và có qua có lại”.

Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin còn thận trọng hơn. Ông nói: “Bất kể chuyện gì xảy ra trong thương mại, tôi không cho rằng nó sẽ có tác động ý nghĩa đối với nền kinh tế của chúng ta”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng phát biểu hôm thứ Ba rằng ông sẽ tiếp tục dẫn dắt tới việc mở cửa nền kinh tế Trung Quốc, việc này cũng sẽ dẫn đến mức thuế nhập khẩu thấp hơn. Giọng điệu của ông được hiểu như là một nỗ lực để dập tắt ngọn lửa của một cuộc chiến thương mại với Washington.

Như vậy, nỗi lo về một cuộc chiến thương mại một lần nữa đã lắng dịu, mặc dù được khởi phát bởi quyết định bốc đồng từ Nhà Trắng, nhưng rõ ràng là điều này có thể thay đổi bất cứ lúc nào.

Quan ngại về thương mại lắng xuống đã khiến cho nguy cơ địa chính trị nổi lên, đẩy giá dầu tăng vọt vào đầu tuần. Dầu Brent đã lên hơn 71 USD/thùng, tăng hơn 5% chỉ trong hai ngày giao dịch.

Hiện nay không thiếu rủi ro đối với nguồn cung, và nếu các cuộc đàm phán Mỹ- Trung dẫn tới một cuộc chiến thương mại tàn khốc, thì dầu có thể lên cao hơn nhiều.

Đó là bởi vì có một vài điểm khủng hoảng mà có thể bất ngờ xảy ra trong vài tuần tới. Thứ nhất, sản xuất dầu của Venezuela tiếp tục sụt giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới nguồn cung toàn cầu. Sản lượng của nước này đã giảm thêm khoảng 100.000 thùng/ngày trong tháng 3, xuống còn 1,51 triệu thùng/ngày.

Sự sụt giảm này được dự báo ​​sẽ tiếp tục nhưng có thể sẽ xấu hơn nhiều nếu Mỹ quyết định áp đặt lệnh trừng phạt đối với Venezuela và/hoặc công ty dầu quốc doanh PDVSA. Tổng thống Venezuela đang lên kế hoạch tổ chức một cuộc bầu cử vào tháng 5, điều này có thể khiến Washington trả đũa. Các lệnh trừng phạt – cho dù là đối với xuất khẩu dầu Venezuela tới Mỹ hay đối với chất làm pha loãng của Mỹ xuất sang Venezuela – đe doạ làm đẩy nhanh tiến trình suy giảm sản lượng đang diễn ra ở quốc gia Nam Mỹ này.

Một điểm nóng địa chính trị thứ hai có thể được khơi mào lại đó là sự đối đầu giữa Mỹ với Iran. Tổng thống Trump cần quyết định một tiến trình hành động vào ngày 12 tháng 5, và tất cả các dấu hiệu đều chỉ ra sự rút lui khỏi thỏa thuận hạt nhân của Iran, và khả năng tái áp đặt các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Điều đó có thể dẫn đến mất khoảng 500.000 thùng/ngày trong vòng 12 tháng.

Trong ngắn hạn, hành động quân sự của Mỹ ở Syria có thể tạo thêm đà tăng giá dầu. Thị trường dầu có xu hướng giao dịch dầu cao hơn khi các tên lửa được phóng lên ở các nước Trung Đông. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng về giá chỉ là tạm thời, vì Syria chỉ là một nhà sản xuất dầu nhỏ. Do đó, tác động đối với dầu mỏ sẽ từ rất nhỏ cho đến không có gì, với giả định cuộc xung đột không lôi kéo lực lượng Mỹ vào cuộc xung đột kéo dài mà có thể leo thang thành một cuộc chiến ủy nhiệm Mỹ-Iran.

Trong khi đó, có tin đồn Ả-rập Xê-út sẽ đặt mục tiêu giá dầu 80 USD, với sự để mắt tới IPO Aramco.

Bối cảnh của một thị trường dầu thắt chặt là điều quan trọng để nhớ ở đây. Trong những năm gần đây đã có sự gián đoạn không thường xuyên (Libya, Nigeria, cháy rừng ở Canada, bão, cắt giảm của OPEC …), nhưng sự khác biệt hiện nay là tồn kho gần như đã được loại bỏ. Các kho dự trữ của OECD giảm xuống chỉ còn cao hơn 53 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm trong tháng 1, giảm so với hơn 300 triệu thùng một năm trước đó.

Trong vài tháng tới, tình trạng dư cung có thể sẽ biến mất hoàn toàn. Và điều đó thậm chí đến trước khi chúng ta tính đến những bất ổn địa chính trị bất ngờ, có nghĩa là bất kỳ sự kiện bất ngờ nào mà ảnh hưởng đến nguồn cung cũng có thể đẩy giá dầu lên đáng kể.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Chứng khoán đồng loạt khởi sắc, dầu thô đảo chiều giảm mạnh

 
Kết quả kinh doanh khả quan của một số doanh nghiệp lớn vừa công bố giúp chứng khoán toàn cầu khởi sắc trong phiên thứ Ba. Trong khi đó, việc OPEC gia tăng sản lượng đã khiến giá dầu th

Năng lực dự phòng giảm mạnh của OPEC sẽ thúc đẩy đường cong dầu tương lai

Điều gì sẽ xảy ra nếu Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC không thể bơm đủ dầu?
Nhóm nhà sản xuất gặp nhau tại Vienna vào thứ Sáu với Saudi Arabia dẫn đầu một nỗ lực để tăng sản xuất một chút..

Giá xăng dầu hôm nay 2/7: Sẽ vượt ngưỡng 90 USD/thùng?

Giá xăng dầu hôm nay 2/7 hướng tới tuần mới với một tình trạng đầy lạc quan và thậm chí có thể đi lên mạnh mẽ hơn trong những phiên tới đây. 
Giá xăng dầu hôm nay 2/7/2018,..

Long An phát hiện, xử lý nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu

Qua kiểm tra, các lực lượng chức năng tỉnh Long An phát hiện, xử lý nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu và khí hóa lỏng với số tiền xử phạt hành chính hàng trăm triệu đồng.
..