Giá dầu giảm dù nhu cầu tăng

Giá dầu vẫn có dấu hiệu tiếp tục suy giảm mặc cho nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc cũng như những biện pháp hạn chế cung từ các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). 

Khai thác dầu xa bờ. Pinterest

Giá giao dịch của dầu WTI hiện đang ở mức 56,58 USD/ thùng, giảm 11 cent, tương đương 0,2% so với đợt thanh toán trước đó.

Dầu thô Brent giảm 8 cent, tương đương 0,1% và dừng lại ở mức 62,12 USD mỗi thùng.

Việc đồng Đô la Mỹ đang mạnh lên với sức tăng 0,9% trong tháng này đã khiến các nhà giao dịch phải cân nhắc nhiều hơn về vấn đề giá cả. Sức tăng của đồng tiền này hiện chỉ hấp dẫn các nhà kinh doanh tài chính – những người chuyển đổi đầu tư giữa hợp đồng hàng hóa tương lai và các ngoại tệ mạnh.

Dự báo về triển vọng năm 2018, Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch (BoAML) cho biết, đồng Đô la Mỹ mạnh lên có thể đóng vai trò như một đầu tàu hàng hóa.

Một trong những yếu tố giúp giá dầu không bị trượt quá thấp chính là nhu cầu dầu mỏ đang bùng nổ từ Trung Quốc. Dự kiến trong năm nay, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất trên thế giới.

Theo số liệu từ hải quan Trung Quốc, mức nhập khẩu dầu thô của nước này đã tăng lên 37,04 triệu tấn, tương đương 9,01 triệu thùng mỗi ngày – mức cao thứ hai trong lịch sử nước này.

Báo cáo từ BMI Research cũng dự báo nhập khẩu dầu thô của quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới khi sản lượng từ một số mỏ trên đất liền giảm đi.

Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào việc nhập khẩu dầu thô và dự kiến tỷ lệ nhập khẩu sẽ chiếm đến gần 80% vào năm 2021.

Ngân hàng Merrill Lynch của Mỹ dự báo nhu cầu toàn cầu tăng lên cùng với việc kiểm soát chặt đầu ra sẽ giúp đẩy dầu Brent lên mức 70 USD một thùng vào giữa năm sau.

Trong khi đó, ngân hàng đầu tư Jefferies của Mỹ cũng cho rằng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng lên mức 1,5 triệu thùng/ngày và nhu cầu này chủ yếu được thúc đẩy bởi mức tăng 10% của Trung Quốc.

Về phía cung, giá dầu đang được đẩy lên nhờ những nỗ lực của OPEC và một nhóm các nhà sản xuất khác, đặc biệt là Nga trong việc giữ nguồn cung, thắt chặt thị trường.

Với sự cắt giảm này, giá dầu đã tăng mạnh trong giai đoạn từ tháng 6 tới tháng 10 năm nay với mức tăng khoảng 40% giá trị của dầu Brent.

Mối đe dọa lớn làm suy yếu đi những nỗ lực của OPEC chính là việc sản xuất dầu từ thị trường Mỹ với tốc độ tăng 15%, đạt 9,7 triệu thùng mỗi ngày.

Nguồn tin: theleader.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản lượng dầu mỏ của Venezuela có thể tiếp tục sụt giảm do các lệnh trừng phạt mới | Hoanghungpetro.com.vn

 
Nếu Mỹ mở rộng các biện pháp trừng phạt vào Venezuela bao gồm ngành công nghiệp dầu mỏ và hạn chế xuất khẩu các sản phẩm dầu của Mỹ, mà các sản phẩm này có vai tr

Thế tiến thoái lưỡng nan của Saudi Arabia với giá dầu 100 USD

Saudi được đồn đại là muốn giá dầu ở mức 100 USD/thùng, nhưng nếu giá tăng cao lên mức đó thì nó có thể gieo rắc hạt giống của sự suy thoái tiếp theo.
Các quan chức Saudi mu..

Petrolimex hướng tới niêm yết song hành trên sàn Singapore

PLX chào sàn sẽ ngay lập tức lọt vào Top 10 công ty vốn hóa lớn nhất thị trường với vốn hóa thị trường tạm tính khoảng trên 2 tỷ USD, xếp thứ 5 về tổng tài sản trong top 10 doanh nghiệp (kh..

Giá năng lượng trên thị trường thế giới ngày 26/2/2018 | Hoanghungpetro.com.vn

Giá dầu thế giới tiếp tục tăng trong sáng nay (26/2/2018 – giờ Việt Nam) được hỗ trợ bởi bình luận từ Ả-rập Xê-út rằng nước này sẽ tiếp tục hạn chế xuất khẩu phù hợp với nỗ lực cắt giảm cung cấp t..