Giá dầu tăng cao sau khi Mỹ kêu gọi đồng minh không nhập khẩu dầu Iran

Giá dầu mới đây đã gia tăng do sự gián đoạn nguồn cung tại Libya và Canada cũng như sau thông tin kiến nghị các quốc gia ngừng nhập khẩu dầu Iran của Mỹ. 

Bất chấp OPEC gia tăng nguồn cung, giá dầu vẫn lên cao. Ảnh: Financial Tribune

Dầu thô Brent trong hợp đồng tương lai ở mức 76,6 USD/thùng, tăng 29 cent, tương đương 0,4% so với phiên đóng cửa. Dầu thô Mỹ giao sau ở mức 70,79 USD/thùng, tăng 26 cent, tương đương 0,3%, theo Reuters.

Mỹ mới đây đã yêu cầu các quốc gia ngừng nhập khẩu dầu thô của Iran vào tháng 11 tới, tạo ra cú hích đẩy giá dầu gia tăng.

Stephen Innes, người đứng đầu công ty môi giới hợp đồng tương lai OANDA tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đánh giá: “Giá dầu dường như đã ‘bay lên’ đêm hôm qua sau khi chính quyền Mỹ kêu gọi đồng minh không nhập khẩu dầu Iran một cách không khoan nhượng”.

Không chỉ vậy, Libya cũng tiếp tục là điểm đáng chú ý trong chuỗi cung ứng dầu, ông cảnh báo.

Một cuộc tranh đấu quyền lực giữa chính phủ và phiến quân để lại lượng dự trữ dầu mỏ lớn của Libya vào tình trạng ‘vô chủ’ và hiện chưa rõ ai sẽ là người nắm giữ dù cuối ngày hôm qua cảng dầu Hariga và Zueitina ở miền đông Libya dường như đã quay trở lại hoạt động bình thường.

Nguồn tin: theleader.vn

Tại khu vực Bắc Mỹ, ông Stephen Innes cho biết: “Thị trường này tiếp tục tập trung vào một trong nhà sản xuất dầu lớn nhất Canada Syncrude, nơi mà 350.000 thùng dầu mỗi ngày vẫn đang trong tình trạng chưa biết ‘đi đâu về đâu’ sau khi một đợt nâng cấp và sửa chữa diễn ra hồi đầu tháng 6”. Việc sửa chữa này có khả năng sẽ kéo dài tới cuối tháng 7, ảnh hưởng lên tổng mức đầu ra.

Những sự cố trên đã góp phần làm giảm kho dự trữ dầu thô của Mỹ. Theo báo cáo gần đây của Viện Dầu mỏ Mỹ (API), số lượng dự trữ dầu thô của quốc gia này đã giảm tới 9,2 triệu thùng trong tuần tính đến hết ngày 22/6, còn lại mức 421,4 triệu thùng.

Nhằm bù đắp cho nguồn cung gián đoạn, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và những đối tác của mình cho biết sẽ tăng sản lượng đầu ra. Dự kiến, nhà xuất khẩu dầu hàng đầu OPEC Saudi Arabia sẽ bơm vào thị trường khoảng 11 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 7 so với con số 10,8 triệu của tháng 6, mức cao nhất trong lịch sử của nước này.

Về phía Mỹ, quốc gia này có khả năng sẽ không tăng xuất khẩu cho đến khi hệ thống đường ống được nâng cấp công suất vào năm tới.

Do vậy, xét những tổn thất đáng kể mà Iran phải đối mặt do lệnh trừng phạt, suy giảm nguồn cung do những bất ổn tại Venezuela và Libya, những nguyên tắc cơ bản về giá hiện vẫn đang hỗ trợ giá dầu gia tăng trong những tháng tới, bất chấp quyết định tăng cung của OPEC.

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Ngành lọc dầu toàn cầu hụt hơi

Các nhà máy lọc dầu trên thế giới gặp nhiều khó khăn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về diesel và xăng giữa khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
Nhu cầu nhiên liệu thế giới đã tăng trở lại mức trước đại dịch Covid-19, song các lệnh phong tỏa ở một s..

Giá xăng tăng kỷ lục, có nên giảm thêm thuế để hạ nhiệt?

Dù đã giảm 50% thuế bảo vệ môi trường nhưng sau kỳ điều chỉnh ngày 11/5, giá xăng dầu vẫn tăng lên mốc 29.988 đồng/lít RON 95, mức cao nhất từ trước đến nay.
Ngày 11/5, giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh tăng lần thứ 9 trong hơn 4 th..

Đà giảm giá dầu đêm qua là bước ngoặc trong xu hướng thị trường?

Dầu thô Mỹ giảm 1 đô la, tương đương 2%, xuống mức 49,28 đô la, mức chốt phiên thấp nhất kể từ ngày 30/11. Giá thấp nhất phiên là 48,59 đô la, sau khi sụt giảm 5,38% hôm thứ Tư. Dầu ..

“Trật tự dầu mỏ mới”: Nga vượt Mỹ, lấp đầy hố quyền lực Trung Đông

Putin có thể làm bạn với tất cả các bên tại Trung Đông, trong khi Mỹ ngày càng bị bỏ lại phía sau. 
Nga và Arab Saudi có thể đã đồng ý với việc tiếp tục cắt giảm ..