Giá dầu tăng tuần thứ 3 liên tiếp do bất ổn chính trị tại Iran

Mặc dù giá năng lượng quay đầu giảm nhẹ trong phiên cuối tuần, thị trường dầu vẫn chứng kiến tuần tăng giá thứ 3 liên tiếp nhờ đà sụt giảm 7 tuần liền của nguồn cung dầu thô tại Mỹ cùng với những lo ngại về làn sóng biểu tình tiếp diễn ở Iran. 

Tuần qua, giá dầu ngọt nhẹ WTI tăng 1,7%, giá dầu Brent Biển Bắc cũng nhích 1,1%

Trong phiên giao dịch đầu tuần (2/1), giá dầu giảm sau khi tuyến đường ống dẫn dầu ở khu vực Biển Bắc thuộc nước Anh và một đường ống dẫn dầu tại Libya đã bắt đầu nối lại hoạt động.

Hệ thống đường ống dẫn dầu từ Forties tại khu vực Biển Bắc với công suất 450.000 thùng/ngày đã hoạt động trở lại vào ngày 30/12 sau một thời gian tạm phải đóng cửa để sửa chữa đường ống. Việc sửa chữa một đường ống dẫn dầu của Libya sau một vụ nổ hồi tuần trước cũng đang đưa vào hoạt động trở lại một phần.

Tuần qua, giá dầu ngọt nhẹ WTI tăng 1,7%.

Tuy nhiên, giá “vàng đen” lại quay đầu tăng khoảng 2%, chạm đỉnh trong 2,5 năm qua trong phiên giao dịch ngày 3/1 do tình hình bất ổn ở Iran và số liệu kinh tế lạc quan của Mỹ và Đức gia tăng hoạt động mua vào.

Trong phiên này, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ đã có thời điểm chạm mức cao nhất kể từ tháng 6/2015, còn giá dầu Brent có lúc tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2015.

Làn sóng biểu tình chống chính phủ tiếp tục lan rộng ở nhiều tỉnh, TP của Iran đã hỗ trợ giá dầu trong phiên 4/1. Ngoài ra, thị trường dầu thế giới cũng được hưởng lợi từ số liệu cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ giảm trong tuần trước.

Theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), lượng dầu thô dự trữ của nước này trong tuần tính đến ngày 29/12/2017 đã giảm 7,4 triệu thùng, giảm mạnh hơn dự báo của các nhà kinh tế, giữa bối cảnh các nhà máy lọc dầu hoạt động với công suất cao nhất kể từ năm 2005.

Sang phiên cuối tuần, thị trường năng lượng toàn cầu lại mất đà tăng, các hợp đồng dầu thô tương lai quay đầu giảm nhẹ, rút khỏi đỉnh 3 năm. Tuy nhiên, dầu vẫn ghi nhận tuần tăng giá thứ 3 liên tiếp nhờ đà sụt giảm 7 tuần liền của nguồn cung dầu thô tại Mỹ cùng với những lo ngại về tình trạng bất ổn ở Iran.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2 giảm 57 xu Mỹ (tương đương 0,9%) xuống 61,41 USD/thùng, nhưng vẫn cộng 1,7% trong tuần qua. Được biết, mặt hàng dầu này đã khép phiên ngày thứ Năm ở mức cao nhất trong 3 năm với mức 62,01 USD/thùng.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 3 giảm 45 xu Mỹ (tương đương 0,7%) còn 67,62 USD/thùng, sau khi đóng cửa tại mức 68,07 USD/thùng hôm thứ Năm, mức cao nhất kể từ tháng 12/2014. Tuần qua, loại dầu này đã tăng 1,1%.

Brian Youngberg, chuyên gia phân tích năng lượng cấp cao tại Edward Jones, nhận định: “Trong ngắn hạn, rất khó để nhận thấy các yếu tố có thể tác động tiêu cực đến giá dầu khi nhu cầu toàn cầu vững mạnh, số giàn khoan dầu đá phiến không tăng quá nhanh và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) vẫn đang nỗ lực cắt giảm sản lượng”.

Theo chuyên gia Youngberg, đến giữa năm, sự tập trung chú ý sẽ là OPEC nới lỏng mức cắt giảm như thế nào, đầu tư dầu từ đá phiến của Mỹ có tăng vọt không, và liệu tăng trưởng nhu cầu toàn cầu có còn ổn định hay không”.

Dữ liệu từ Baker Hughes cho biết số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ giảm 5 giàn còn 742 giàn. Số lượng giàn khoan đã không thay đổi trong 2 tuần trước đó.

Các nhà quan sát thị trường dầu cũng chờ đợi báo cáo của EIA vào ngày 9/1 tới. Theo đó, báo cáo này sẽ cho biết đánh giá của EIA về triển vọng thị trường vào năm 2019 và tình hình sản lượng dầu thô tại Mỹ.

Các nhà giao dịch hiện đang lo ngại sự gia tăng sản lượng dầu tại Mỹ sẽ làm suy yếu những nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC và các nhà sản xuất dầu chủ chốt khác, bao gồm cả Nga.

Sản lượng dầu của Mỹ đã tăng gần 16% kể từ giữa năm 2016, lên 9,75 triệu thùng vào thời điểm cuối năm ngoái. Theo một báo cáo, trong tuần gần đây nhất, sản lượng dầu của Mỹ đã tăng lên 9,78 triệu thùng/ngày.

Nguồn tin: kinhtedothi.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Iran cầu viện OPEC để chống lại các lệnh trừng phạt của Mỹ

Theo Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, Mỹ đã đưa ra những lệnh trừng phạt bất hợp pháp, đơn phương đối với một thành viên của OPEC. 
Ngày 30/5, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran đã gửi thư lên Tổ chức các nước xuấ..

Tống thống Trump tiếp tục chỉ trích OPEC đẩy giá dầu tăng cao

 Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa chỉ trích quyết định cắt giảm sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) khiến nguồn cung bị thiếu hụt làm giá dầu tăng mạnh.
Viết trên trang Twitter ngày 13/6..

Trung Quốc tìm cách khóa lỗ hổng thuế dầu mỏ của các Teapots | Hoanghungpetro.com.vn

Trung Quốc đang thắt chặt kiểm soát của chính phủ đối với việc thu thuế tiêu thụ dầu mỏ nhằm loại bỏ những lỗ hổng mà các nhà máy lọc dầu độc lập – còn được gọi là teapots – đ