Kinh tế Saudi 2.0 Vs OPEC 2.0

Saudi Arabia tuần này đã công bố kế hoạch sử dụng quỹ đầu tư công (PIF) đầy tham vọng của mình nhằm thúc đẩy nền kinh tế ngày một độc lập khỏi dầu mỏ.

Kế hoạch này là sự khởi đầu của những gì chính phủ đã đặt ra như là nền kinh tế Saudi 2.0.

Các chủ đề như số hóa, phát triển đô thị, đầu tư vào công nghệ thông minh và năng lượng sạch là những gì Saudi Arabia sẽ tập trung theo kế hoạch mới và các khu vực mới này là nơi mà PIF sẽ đầu tư sau khi nhận được số tiền từ việc bán cổ phần Saudi Aramco rất có thể sẽ xảy ra trong nửa cuối của năm tới.

Tuy nhiên, trong khi Saudi Arabia cố gắng độc lập với dầu mỏ, nhiều thành viên khác của OPEC vẫn đang bám víu vào petrodollar.

Điều này không có nghĩa là Saudi Arabia hay bất kỳ nước sản xuất dầu nào khác sẽ từ bỏ dầu mỏ, nhưng bây giờ chiến lược chính là làm cho dầu mỏ trở thành một trong nhiều nguồn thu nhập chứ không phải là nguồn thu duy nhất, như trường hợp trong nhiều năm qua.

Sự phụ thuộc vào dầu mỏ của OPEC là một vấn đề sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian. Saudi Arabia đang cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc này, như thái tử Mohammed bin Salman đã nói vào tháng 4 năm 2016.

Sự phụ thuộc của OPEC có thể dễ dàng nhận thấy ở mức giá hòa vốn cao cần thiết để cân bằng ngân sách tài chính ở các nước thành viên của tổ chức.

Nigeria, nhà sản xuất dầu lớn nhất ở Tây Phi, cần giá dầu ở mức 139 USD/thùng để cân bằng ngân sách tài chính cho năm 2017, theo ước tính của Fitch Ratings.

Giá dầu Brent đang dao động từ 55 USD đến 58 USD trong bối cảnh những nỗ lực hiện tại được thực hiện bởi OPEC và các nhà sản xuất không thuộc OPEC.

Angola, một thành viên OPEC khác, cần dầu ở mức 82 USD để hòa vốn. Iraq sẽ cần 62 USD trong khi Saudi Arabia cần 74 USD một thùng để cân bằng ngân sách tài chính trong năm nay, Fitch cho biết.

Chỉ có Kuwait và Qatar có thể hòa vốn với giá dầu dưới 60 USD.

Thậm chí với những nhà sản xuất không thuộc OPEC là những người tham gia hiệp định cắt giảm nguồn cung cũng cần giá dầu cao hơn để tránh tình trạng thâm hụt trong năm nay.

Nga cần 72 USD, Oman cần 75 USD, Kazakhstan 71 USD, và Azerbaijan cần 66 USD để hòa vốn, theo Fitch.

Mặc dù vậy giá dầu có thể không duy trì cao hơn trong lâu dài. Citibank dự đoán giá dầu sẽ duy trì ở mức từ 40 USD đến 60 USD trong thập kỷ tới.

Điều này có nghĩa là cán cân ngân sách tài chính có thể trở thành một mục tiêu khó khăn để đạt được ngay cả khi các nhà sản xuất vẫn duy trì cắt giảm sản xuất trong một thời gian dài.

Duy trì giá dầu ở mức trên 60 USD trong một thời gian dài có thể là một chính sách “tự chuốc lấy đánh bại” cho OPEC và các đồng minh. Chắc chắn, các nhà sản xuất khác trên thế giới sẽ bắt đầu có nhiều vốn đầu tư hơn để đưa nhiều dầu thô hơn vào thị trường và với giá 60 USD, lợi nhuận của nhiều nhà sản xuất sẽ cải thiện.

Nguy cơ chính đối với giá có thể là từ các nhà sản xuất chi phí cao có thể làm tràn ngập thị trường trong vòng hai năm tới với mức giá hợp lý ngay cả khi nhu cầu sẽ tiếp tục tăng với tốc độ 1,2-1,4 triệu thùng ngày.

Một số người có thể cho rằng giá dầu ở mức 60 USD sẽ không giúp đưa các khoản đầu tư vào ngành công nghiệp dầu mỏ với tỷ lệ tương tự như ba đến bốn năm trước khi giá dầu trung bình khoảng 100 USD. Và thậm chí với mức 60 USD/thùng, một số người cho rằng chỉ có các nhà sản xuất dầu đá phiến có thể đưa sản lượng quay lại đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và giá cả gia tăng trong khi các nhà sản xuất thông thường khác có thể cần nhiều năm để đáp ứng với giá cả và nhu cầu.

OPEC và các đồng minh của mình có chi phí phát triển dầu thô thấp so với các nước khác vì họ sản xuất dầu truyền thống. Tuy nhiên, vấn đề là để phát triển một mỏ dầu truyền thống có thể mất từ ​​hai đến ba năm là ít nhất giữa việc phát hiện, khoan, thăm dò, nối các giếng, và xây dựng các cơ sở để chế biến dầu thô.

Do đó, vào thời điểm các nhà sản xuất truyền thống có quyết định đầu tư và thời gian dầu thô của họ đến thị trường, nhiều sự kiện có thể xảy ra. Vì vậy, thị trường có thể đi lên hoặc xuống.

Do sự không chắc chắn về nhu cầu tiêu thụ đối với dầu thô, nhiều nhà sản xuất lớn có thể lo lắng về sự cam kết đối với các dự án có thể mất từ ​​ba đến năm năm để hoàn thành và điều này sẽ dẫn đến giá dầu cao hơn trong tương lai.

Điều này nghe có vẻ là tin tốt lành cho OPEC và các nhà sản xuất dầu mỏ khác, nhưng tốt hơn là nên lên kế hoạch cho những điều tồi tệ nhất và mong đợi điều tốt nhất.

Vì lý do này, việc độc lập khỏi dầu mỏ và tăng tốc cho tương lai là rất quan trọng. Các sáng kiến ​​như Kinh tế Saudi 2.0 và Tầm nhìn Saudi 2030 là những bước đi đúng hướng. Tuy nhiên, rời bỏ quá xa khỏi dầu mỏ là một vấn đề khác. Người tiêu thụ phải giúp đỡ các nhà sản xuất bằng cách bày tỏ sự quan tâm đến dầu mỏ để làm họ cảm thấy an tâm về đầu tư của mình.

Và các nhà sản xuất phải đa dạng hóa từ dầu mỏ, đồng thời giữ cho dòng chảy đầu tư tiếp tục diễn ra.

Sự cần thiết phải đa dạng hóa nguồn thu của OPEC có thể sẽ thật sự thúc bách trong vòng ba năm tới, nhưng OPEC cần phải ghi nhớ rằng “không có sự chuẩn bị nghĩa là bạn đang chuẩn bị để thất bại,” như Benjamin Franklin đã từng nói.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Xăng có thể tăng giá vào ngày mai

Doanh nghiệp đầu mối xăng dầu dự báo kỳ điều chỉnh vào ngày mai (20/9), trong lần điều chỉnh giá ngày mai, xăng dầu tiếp tục tăng thì sẽ là lần thứ 5 liên tiếp giá bán của mặt h

Giá dầu ngừng giảm khi nhà đầu tư hướng sự chú ý vào dữ liệu nguồn cung của Mỹ

Giá dầu thô ít biến động trong phiên giao dịch hôm nay do các nhà đầu tư đang chờ các báo cáo từ Mỹ để đánh giá nhu cầu thị trường.
Viện Dầu khí Mỹ phát..

TP.HCM: Sẽ dán tem 3.700 trụ bơm xăng dầu để chống gian lận

Nhằm tăng cường quản lý chất lượng, kiểm soát tình trạng gian lận thuế đối với hoạt động mua bán xăng dầu, từ tháng 8/2017, Cục Thuế TP.HCM sẽ triển khai dán tem tại các trụ bơm xăng dầu. 
Cục Th..

Buôn lậu xăng dầu trên biển ngày càng trắng trợn, tinh vi

Tình hình buôn lậu xăng dầu ngày càng diễn biến phức tạp trên vùng biển tỉnh Kiên Giang và biên giới ở tỉnh An Giang.
Sáng 31.7, tại hội nghị tổng kết công tác ph