Giá xăng dầu hôm nay (15-7): Tiếp tục tăng giảm trái chiều

Lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu cùng nhu cầu giảm mạnh khiến giá dầu biến động, tăng giảm liên tục. Giá dầu Brent “chững” ở mức 99,1 USD/thùng, WTI nhích nhẹ gần 1 USD.

Giá xăng dầu thế giới

Theo Oilprice, vào lúc 6 giờ ngày 15-7 (giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent “neo” ở mức 99,1 USD/thùng.

Cùng thời điểm, giá dầu thô WTI của Mỹ cũng được giao dịch ở mức giảm 63 cent, tương đương 0,66%, xuống mức 96,41 USD/thùng.

Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 14-7, giá dầu đã biến động không ngừng. Đầu phiên, giá dầu Brent “neo” ở mức 99,57 USD/thùng, dầu WTI giảm nhẹ xuống mức 96,07 USD/thùng. Sau đó, cả hai điểm chuẩn này cùng tăng tốc. Theo đó, giá dầu Brent đã nhanh chóng vượt mốc 100 USD/thùng. Tuy nhiên, đà tăng này của dầu Brent và WTI nhanh chóng bị kìm lại khi các nhà đầu tư tập trung vào triển vọng một đợt tăng lãi suất lớn của Mỹ vào cuối tháng này có thể ngăn lạm phát nhưng đồng thời cũng “đánh” vào nhu cầu dầu mỏ. Chính bởi thế, giá dầu đã lao dốc tới hơn 4 USD, trượt xa khỏi mốc 100 USD/thùng.

Về dần đến cuối phiên giá dầu đã lấy lại được gần như tất cả các khoản lỗ trong ngày. Cụ thể, giá dầu Brent giao tháng 9 giảm 47 cent, tương đương 0,5% xuống 99,10 USD thùng, trải nghiệm phiên thứ ba liên tiếp dưới 100 USD/thùng.

Giá dầu thô WTI của Mỹ giao tháng 8 giảm xuống 95,78 USD/thùng, tương đương 0,5%, giảm 52 cent.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đang đẩy mạnh cuộc chiến chống lạm phát cao nhất trong vòng 4 thập kỷ qua bằng việc tăng lãi suất cơ bản trong tháng này. Áp lực giá cả đang gia tăng khiến nhiều khả năng Fed sẽ tăng tới 100 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách của Cục, dự kiến sẽ diễn ra vào 26 và 27-7.

Việc tăng lãi suất của Fed theo sau một động thái tương tự gây sốc thị trường của Ngân hàng Trung ương Canada hôm 13-7. Ngân hàng này đã quyết định tăng lãi suất chủ chốt thêm 1%, lên mức 2,5%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 8-1998. Quy mô của đợt tăng lãi suất này lớn hơn mức tăng được dự báo trước đó – 0,75% – của các chuyên gia kinh tế.

John Kilduff, đối tác của Again Capital LLC ở New York, cho biết các động thái của Fed sẽ có tác động lớn đến thị trường và Fed đang cố gắng “tiêu hóa” dữ liệu kinh tế mới về lạm phát.

Giá dầu đã giảm trong hai tuần qua do lo ngại suy thoái kinh tế mặc dù xuất khẩu sản phẩm thô và tinh chế từ Nga giảm trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây lên nước này và gián đoạn nguồn cung ở Libya.

Các nhà đầu tư cũng đã đổ xô vào đồng bạc xanh, thường được coi là tài sản trú ẩn an toàn. Chỉ số đô la Mỹ đạt mức cao nhất trong 20 năm qua hôm 12-7 khiến việc mua dầu trở nên đắt hơn đối với những người không mua ở Mỹ.

Jim Ritterbusch, Chủ tịch Ritterbusch and Associates LLC ở Galena, Illinois, cho biết các chỉ báo kỹ thuật đang cho thấy một đợt đáy mới khác khi đồng đô la Mỹ tiếp tục chi phối trong việc định hướng giá dầu.

Tại châu Âu, các tín hiệu cũng cho thấy nhu cầu giảm như việc Ủy ban châu Âu cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế và nâng tỷ lệ lạm phát dự kiến lên 7,6%. Thêm vào đó, khả năng phong tỏa để kiềm chế sự lây lan Covid-19 ở nhiều thành phố của Trung Quốc – nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới – cũng làm dấy lên lo ngại nguồn cầu giảm ở nước này.

Dữ liệu từ Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cũng chỉ ra nhu cầu giảm, với sản phẩm cung cấp giảm xuống 18,7 triệu thùng/ngày, thấp nhất kể từ tháng 6-2021. Tồn kho dầu thô của Mỹ tăng bởi một đợt giải phóng lớn khác từ kho dự trữ chiến lược của nước này.

Cũng trong tuần, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), trong các báo cáo hằng tháng của mình, đều cảnh báo rằng nhu cầu đang suy yếu, đặc biệt là ở các nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Hôm nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ bay đến Ả Rập Xê-út để dự hội nghị thượng đỉnh của các đồng minh vùng Vịnh và kêu gọi “bơm” thêm dầu.

Tuy nhiên, công suất dự phòng của OPEC đang ở mức thấp. Hầu hết các nhà sản xuất đều đang hoạt động với công suất tối đa và không rõ liệu Ả Rập Xê-út có thể nhanh chóng bổ sung thêm bao nhiêu thùng dầu cho thị trường đang khát dầu…

Giá xăng dầu trong nước

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 15-7 cụ thể như sau: Xăng E5 RON 92 không quá 27.788 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 29.675 đồng/lít; dầu diesel không quá 26.593 đồng/lít; dầu hỏa không quá 26.345 đồng/lít và dầu mazut không quá 17.712 đồng/kg.

Nguồn tin: Quân đội nhân dân

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Chủ tịch OPEC: Việc mở rộng thỏa thuận cắt giảm nguồn cung dầu đã không được thảo luận | Hoanghungpetro.com.vn

Chủ tịch của OPEC, Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail al-Mazrouei, cho biết trước CERAWeek năm nay rằng không bàn đến việc cắt giảm sản lượng dầu thô vào năm tới. Ông trả lời Reuters rằng: “Chúng tôi cảm thấy..

Giá xăng dầu hôm nay (6-7): Trái chiều, dầu Brent giảm gần 10%

Lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu đã đẩy giá dầu trượt dốc khá dài. Giá dầu Brent hôm nay “chững” ở 102,8 USD/thùng, dầu WTI tăng nhẹ lên hơn gần 101 USD/thùng.
Giá xăng dầu thế giới
Giá “vàng đen” đã trải nghiệm mức giảm hằng ngày lớn nh..

Giám đốc điều hành Shell cảnh báo châu Âu có thể bị buộc phải phân bổ năng lượng vào mùa đông này

Theo giám đốc điều hành của Shell, Ben van Beurden, với nguồn cung khí đốt của Nga giảm, châu Âu phải đối mặt với một mùa đông khắc nghiệt có thể phải dùng tới việc phân bổ năng lượng khi các nước châu Âu chạy đuađể lấp đầy các kho dự trữ khí đốt tự ..

Trung Quốc nỗ lực “giành lấy quyền lực giá dầu” từ các nhà cung cấp toàn cầu

Trung Quốc đang thực hiện một nỗ lực táo bạo để giành được sự ảnh hưởng định giá nhiều hơn trên thị trường dầu thô quốc tế với việc đưa ra hợp đồng tương lai bằng đồng NDT đầu tiên ở Thượng Hải. Trong một cuộc p..