Hai nhà sản xuất hàng đầu OPEC chuyển sang một giai đoạn mới

Sau hơn một phần tư thế kỷ bất hòa, Saudi Arabia và Iraq – hai nhà sản xuất hàng đầu của OPEC – cuối cùng đã chuyển sang một giai đoạn mới trong năm 2017. Hai bên đang khẩn trương thực hiện các nỗ lực bù đắp cho khoảng thời gian đã mất. Nhưng tại sao lại là lúc này? Thời điểm bước đột phá lịch sử năm nay nói rất nhiều về khu vực mà hai quốc gia là láng giềng của nhau này cũng như nhưng cũng là hai nhà sản xuất dầu lớn trên thế giới.

Đó là sau khi Saddam Hussein ra lệnh xâm lăng Kuwait vào năm 1990 khiến cho các quốc gia vùng Vịnh Ả Rập giàu dầu mỏ đã cắt đứt quan hệ với Baghdad. Chỉ vài năm trước đó họ đã ủng hộ Saddam trong cuộc chiến tranh đẫm máu chống lại cuộc cách mạng Iran. Nhưng ngay cả sau khi Saddam bị lật đổ vào năm 2003, Saudi Arabia đã áp dụng chính sách không can thiệp đối với láng giềng của mình. Iraq, như một nền dân chủ còn non trẻ phản ánh ý chí của đa số người Shi’a, đã hướng về quỹ đạo của Iran theo thời gian, làm cho Saudi thậm chí càng ít có xu hướng muốn liên quan.

Nhìn lại quá khứ, có vẻ như Vua Abdullah kết luận rằng Iraq đã phải chịu số phận là một con rối của Iran, ít nhất là cho đến cuối năm 2014. Mãi cho đến khi nhiệm kỳ thủ tướng Nouri al-Maliki kết thúc tháng 9 năm đó – với ISIS kiểm soát 1/3 quốc gia – rằng mối quan hệ Saudi-Iraq dường như đã sẵn sàng để thiết lập lại. Chính quyền mới ở Baghdad đi kèm với một nhiệm vụ để cứu vãn đất nước và hàn gắn lại sự xung đột giữa các phe phái dẫn đến sự xuất hiện của ISIS. Gánh nặng khổng lồ đó rơi vào vai của thủ tướng mới, Haider al-Abadi, một chính trị gia Shi’a từ cùng một đảng như Maliki, nhưng không vô dụng hay khoe khoang khoác lác.

Vua Abdullah đã phá vỡ tàng băng bằng cách chủ trì cuộc gặp với Tổng thống Iraq Fuad Masum vào tháng 11 năm 2014. Nhưng nhà vua đã qua đời chỉ hai tháng sau đó – trước khi có nhiều tiến bộ được thực hiện. Trong suốt năm 2015, người anh em cùng cha khác mẹ, Vua Salman đã đặt nền móng cho việc mở cửa trở lại đại sứ quán Saudi Arabia ở Baghdad. Một đại sứ mới đến đầu năm 2016. Tuy nhiên, ông chỉ kéo dài nhiệm vụ cho đến tháng 8 năm đó. Chỉ trích của ông về các nhóm dân quân ủng hộ Iran (do chính quyền Iraq thành lập để chống lại ISIS) đã gây nhiều tranh cãi, và một thời gian ngắn sau đó đại sứ này tuyên bố là ông không cảm thấy an toàn ở Iraq.

Mặc dù đã có bước đi sai lầm hồi năm ngoái, cả hai bên vẫn cam kết cải thiện quan hệ, với sự hậu thuẫn đằng sau từ phía Mỹ. Nỗ lực này được đáp trả trong năm nay với một loạt các cuộc họp cấp cao bắt đầu vào tháng 2, khi Bộ trưởng Ngoại giao Adel al-Jubeir thăm Baghdad. Các cuộc gặp đã tăng lên trong suốt mùa hè khi Tổng thống Masum đã tham dự hội nghị thượng đỉnh Hồi giáo Ả Rập-Mỹ, tổ chức tại Riyadh vào tháng 5 và nhà vua đã mở ra cuộc gặp với Thủ tướng Abadi vào tháng 6. Vào tháng 7, giá sĩ dòng Shi’a Muqtada al-Sadr của Iraq, một cựu chiến binh nổi loạn trở thành người yêu nước đã gặp thái tử Mohammed bin Salman ở Jeddah. (Mặc dù Sadr không có vị trí chính thức, nhưng ảnh hưởng chính trị của ông này rất đáng kể.) Sau đó, vào tháng 8, Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Iraq Jabbar al-Luaibi dẫn đầu một phái đoàn năng lượng sang Saudi Arabia, nơi ông và nhà đồng cấp Khalid al-Falih thảo luận về vấn đề OPEC và giá dầu .

Tháng này đã đánh dấu cuộc họp đầu tiên của Hội đồng Hợp tác Saudi-Iraqi ở Riyadh, đồng chủ tọa bởi vua Salman và Thủ tướng Abadi. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cũng tham dự. Trong khi các quan chức khánh thành Hội đồng này, Falih đã khai mạc một Hội nghị Triển lãm Quốc tế tại Baghdad với bài phát biểu hoan nghênh tiềm năng và sự cần thiết của việc cải thiện mối quan hệ. Đó là bài phát biểu đầu tiên của một quan chức cao cấp của Saudi Arabia cho các khán thính giả ở Baghdad ít nhất từ năm 1990.

Bây giờ mối đe doạ hiện sinh của ISIS đã giảm đi và các thành phố lớn đã được giải phóng, Baghdad chỉ mới bắt đầu tính đến thiệt hại kinh tế của cuộc chiến này. Các khu vực đô thị đã bị biến thành đống đổ nát và cơ sở hạ tầng đang ở trong tình trạng khủng khiếp. Đó là nơi người Saudi tiến vào. Họ có vốn và bí quyết cần thiết để giúp xây dựng lại Iraq, dù đó là những sáng kiến ​​được nhà nước ủng hộ hay doanh nghiệp tư nhân thuần túy. Bảo hiểm tốt nhất chống lại sự phục hồi của ISIS sẽ là tạo các cơ hội và an ninh cho những nhóm người Ả Rập Sunni không được phục vụ, mà từ đó ISIS đã tuyển dụng những người trẻ tuổi không tương lai hy vọng này. Một số trong những cộng đồng tương tự đã có các mối quan hệ bộ lạc và địa lý lâu dài với Saudi Arabia. Do đó, Saudi là những đối tác tự nhiên. Các sữa chữa đơn giản như các chuyến bay trực tiếp và mở cửa lại biên giới sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn.

Đối với Saudi Arabia, Iraq là một thị trường bị bỏ rơi ngay sát bên mình. Iraq cũng đóng vai trò như một sân chơi để chống lại Iran mà không đổ máu. Người Saud nhìn thấy một cơ hội ở thời điểm này không chỉ vì Iraq cần được giúp đỡ mà còn bởi vì Iran dường như đã cao tay hơn. Một chính trị gia Iraq đã bị điều khiển dưới bàn tay của Iran trong những năm gần đây. Những người như Sadr sẽ không nhận mệnh lệnh từ Tehran. Abadi, về phần mình, tự hào về sự độc lập của mình, trong khi những người khác đang chỉ trích ảnh hưởng vượt trội của Iran. Để đầu tư vào Iraq bây giờ là đặt cược vào chủ nghĩa quốc gia mới như là một đối trọng với Iran. Mức độ mà ảnh hưởng của Iran thụt lùi lại vẫn chưa nhìn thấy được. Nhưng ít nhất thì người Saudi cũng không còn là kẻ ngoài lề.

OPEC,với vai trò là một tổ chức bị ràng buộc bởi sự đồng thuận, cũng có thể đạt lợi ích nhờ mối quan hệ cải thiện giữa Saudi-Iraq. Iraq đã vượt qua Iran trở thành nước sản xuất lớn thứ hai trong OPEC vào năm 2012, khi các biện pháp trừng phạt dầu thô nghiêm trọng làm giảm sản lượng của Iran và đầu tư vào Iraq bắt đầu giảm xuống. Năm năm sau, sản xuất của Iraq đã tăng gấp đôi kể từ đó và ngưỡng 5 triệu thùng/ngày nằm trong tầm với; Sản lượng của Iran trong thời kỳ hậu cấm vận đã hơn 4 triệu thùng/ngày.

Năm ngoái, tổng sản lượng của Saudi Arabia và Iraq lên tới gần 15 triệu thùng/ngày, tương đương 45% tổng sản lượng OPEC. OPEC và Saudi Arabia cần ảnh hưởng của Iraq. Điều này đã trở nên rõ ràng trong năm nay khi OPEC và các nhà sản xuất không thuộc OPEC cùng hợp tác để cắt giảm nguồn cung và tăng giá. Sự tuân thủ của Iraq đã được đánh dấu hỏi và câu trả lời của nước này không phải lúc nào cũng thuyết phục; nhiều hơn một lần, các quan chức Iraq đã gửi các tín hiệu trái chiều về xuất khẩu và mục tiêu sản xuất trong năm nay. Bên cạnh lợi ích về kinh tế và sự phối hợp an ninh tốt hơn, các mối quan hệ thắt chặt hơn có thể dẫn tới việc ít nhầm lẫn trong các thị trường dầu mỏ và tăng cường uy tín cho OPEC.

Ông Falih nói trong bài phát biểu lịch sử của ông tại Baghdad vào ngày 21 tháng 10. “Một ví dụ điển hình về tầm quan trọng của sự hợp tác giữa hai nước là xu hướng cải thiện và ổn định của thị trường dầu mỏ.” Nhưng cả hai bên chỉ vừa mới bắt đầu.

Nguồn: xangdau.net/Foreign Reports

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Các ảnh hưởng kinh tế của 2019-nCOV sẽ được cảm nhận trong nhiều tháng

Tổ chức Y tế Thế giới WHO hôm thứ Năm tuần trước tuyên bố dịch coronavirus là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. Như vậy, tính đến 5h00 ngày 7/2, thế giới có 30.829 ca nhiễm bệnh, trong đó, T..

Giá dầu bất ngờ quay đầu tăng

Giá dầu tăng trong ngày thứ Năm 8/9, trong bối cảnh bất đồng năng lượng giữa các quốc gia châu Âu và Nga làm lu mờ lo ngại về suy thoái và lạm phát.
Dầu thô Brent giao sau tăng 25 cent tương đương 0,3% lên mức 88,25 USD/thùng lúc 00:33 GMT sau khi..

Giá xăng dầu hôm nay (15-7): Tiếp tục tăng giảm trái chiều

Lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu cùng nhu cầu giảm mạnh khiến giá dầu biến động, tăng giảm liên tục. Giá dầu Brent “chững” ở mức 99,1 USD/thùng, WTI nhích nhẹ gần 1 USD.
Giá xăng dầu thế giới
Theo Oilprice, vào lúc 6 giờ ngày 15-7 (..

Đề xuất bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Vốn được xem là một trong những “van điều tiết” giá xăng dầu nhưng trước tình trạng giá nhiên liệu liên tục tăng cao, Quỹ bình ổn giá xăng dầu (QBOG) âm cả trăm tỷ đồng và không có tác dụng. Tại dự thảo Luật Giá sửa đổi mới đây, Bộ Tài chính đề xuất ..