Hậu sa thải Ngoại trưởng Tillerson: Thỏa thuận hạt nhân Iran có gặp nguy cơ?

Tổng thống Donald Trump đã sa thải Ngoại trưởng Rex Tillerson qua Twitter hôm thứ ba, thay thế ông bởi người đang nắm giữ chức Giám đốc CIA Mike Pompeo. Động thái này có một số sự liên hệ mật thiết không tốt về cách tiếp cận của Hoa Kỳ đối với Iran trong những tháng tới.

Ngoại trưởng Rex Tillerson đã bị chỉ trích gay gắt là “ở cuối hoặc gần cuối danh sách các Ngoại trưởng, không chỉ trong hậu thế chiến thứ mà còn trong kỷ lục của các Ngoại trưởng”, theo Paul Musgrave, một học giả chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tại Đại học Massachusetts Amherst. Các học giả chính sách đối ngoại khác đã đi đến kết luận tương tự. Tillerson chịu trách nhiệm về việc phá hủy đoàn ngoại giao Hoa Kỳ – tới 60 phần trăm các nhà ngoại giao hàng đầu của cơ quan này đã từ chức – và sẽ rời khỏi Foggy Bottom mà không có bất kỳ thành tựu đáng chú ý nào.

Nhưng, nhiệm kỳ ảm đạm của Tillerson có thể được theo sau bởi một thời kỳ thậm chí còn đen tối hơn, đó là khi Hoa Kỳ tăng cường cuộc đối đầu trên nhiều mặt trận trên khắp thế giới. Tillerson sẽ bị thay thế bởi giám đốc CIA Mike Pompeo hiện nay, người nổi tiếng là hiếu chiến và đã chính trị hóa CIA ở mức độ cao.

Và một trong những mục tiêu hàng đầu của Pompeo có thể là Iran. Pompeo trước đó đã kêu gọi xóa bỏ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Iran.

Pompeo đã liên tục phát tín hiệu ủng hộ cho một lập trường cứng rắn hơn, trong khi Tillerson dường như là một trong số ít những người nắm giữ quyền hành đi ngược lại với hành động hiếu chiến đối với Iran và Triều Tiên.

Do đó, sự đối đầu gia tăng hay cuộc xung đột hoàn toàn với Iran dường như nhiều khả năng hơn.

Tổng thống phải định kỳ xác nhận lại rằng Iran đang tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận, bỏ qua lệnh trừng phạt của Mỹ trong vài tháng. Trump đã làm điều này một vài lần, một phần do sự thuyết phục của Tillerson. Khi Tillerson mất chức và Pompeo vào thay thế thì tất cả các dấu hiệu cho thấy Mỹ đang cố gắng xé bỏ thỏa thuận khi thời hạn chứng nhận lại đến vào tháng 5.

Quả thực, Trump đã nói một cách rõ ràng hôm thứ ba rằng một trong những lý do khiến Tillerson bị sa thải là vì họ bất đồng quan điểm về thỏa thuận Iran. Trump phát biểu trong một bài tuyên bố bên ngoài Nhà Trắng vào ngày 13 tháng 3 rằng “Nếu bạn nhìn vào thỏa thuận Iran, tôi nghĩ rằng nó khủng khiếp và tôi đoán ông ấy nghĩ rằng nó ổn. Chúng tôi không thực sự nghĩ giống nhau”.

Vậy, tất cả điều này có ý nghĩa gì đối với thị trường dầu mỏ? Một nghiên cứu gần đây từ Trung tâm về chính sách Năng lượng Toàn cầu thuộc Đại học Columbia đã xem xét một số kịch bản có khả năng xảy ra. Báo cáo ước tính rằng Iran có thể mất khoảng 400.000 đến 500.000 thùng/ngày trong năm đầu tiên sau khi các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào các vụ mua bán dầu của Iran được áp đặt trở lại. Con số này sẽ tăng lên khoảng 600.000 thùng/ngày nếu Mỹ lôi kéo cả Trung Quốc, Ấn Độ hay Thổ Nhĩ Kỳ cùng tham gia.

Tuy nhiên, chính quyền Trump sẽ gặp khó khăn trong việc lôi kéo sự hỗ trợ từ các đồng minh quan trọng cũng như các đối tác quốc tế khác, không chỉ bởi vì Mỹ đang đốt các cầu nối ở tốc độ như thiêu đốt (thuế thép, Hiệp định khí hậu Paris). Theo những thông tin thu thập được, có rất ít bằng chứng cho thấy Iran đang vi phạm các điều khoản của thỏa thuận, mà ngược lại Mỹ trông giống như một kẻ vi phạm hiệp ước.

Ngay cả khi có nhiều khả năng Mỹ sẽ rời khỏi thỏa thuận Iran, thì vẫn còn rất nhiều điều không chắc chắn. Có nhiều lệnh trừng phạt mà chính quyền Trump phải đưa ra quyết định. Phản ứng quốc tế cũng sẽ là những thách thức mới. Không rõ liệu Iran có thể phản ứng ra sao. Vì nó liên quan đến dầu, báo cáo của Đại học Columbia ghi nhận rằng những gì cấu thành “dầu thô” là chủ thể, do đó, vẫn còn phải xem xuất khẩu dầu của Iran bị ảnh hưởng như thế nào bởi những hành động cụ thể của Hoa Kỳ.

Tóm lại là việc sa thải Rex Tillerson và thay thế ông ta bằng một người hiếu chiến như Mike Pompeo là không có gì tốt lành cho thỏa thuận hạt nhân Iran trong thời gian dài. Điều đó tạo ra các mối đe dọa mới đối với nguồn cung dầu của Iran, với khả năng mất nửa triệu thùng mỗi ngày nếu Mỹ quyết định chọn con đường đối đầu.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

OPEC nâng dự báo nhu cầu dầu trong bối cảnh giá đang tăng

Hôm thứ Hai, OPEC đã điều chỉnh tăng dự báo cho tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm nay, nhưng lưu ý rằng các lệnh trừng phạt, thuế quan và việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ l

Bộ Công Thương yêu cầu tăng sản lượng nhập khẩu xăng dầu trong quý II

Theo Quyết định số 242/QĐ-BCT do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký ban hành ngày 24/2, 10 doanh nghiệp lớn có nhiệm vụ nhập khẩu 2,4 triệu m3 xăng dầu trong quý II/2022 để phục vụ thị trường trong nước.
Quyết định số 242/QĐ-BCT về việc ..

Tống thống Trump tiếp tục chỉ trích OPEC đẩy giá dầu tăng cao

 Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa chỉ trích quyết định cắt giảm sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) khiến nguồn cung bị thiếu hụt làm giá dầu tăng mạnh.
Viết trên trang Twitter ngày 13/6..

Giá dầu giảm nhẹ giữa khoảng lặng địa chính trị

Giá dầu không có nhiều biến động trong phiên thứ Ba và chỉ tăng nhẹ về cuối phiên do nhà đầu tư vẫn lo ngại về tình hình địa chính trị.  
Ảnh minh họa.
Giá dầu th