Hãy quên OPEC đi! Putin mới là người đang điều khiển thị trường dầu toàn cầu

Bạn có nhớ người đầu tiên nói về việc gia hạn cắt giảm sản xuất dầu cho đến cuối năm tiếp theo? Đó không phải là Ả Rập Xê-út hay bất kỳ nhà sản xuất vùng Vịnh nào khác. Nó thậm chí không phải là Venezuela. Mà đó chính là Nga, và đặc biệt hơn Tổng thống Putin, người đã đề nghị gia hạn trong chuyến thăm của Vua Saudi- Salman tới Nga hồi tháng Mười.

Vào thời điểm đó, hầu hết những thành viên khác tham gia trong thỏa thuận này đang tán thưởng lẫn nhau về tỷ lệ tuân thủ cao và kết quả ngày càng rõ ràng từ việc cắt giảm, cho rằng một việc gia hạn có lẽ là không cần thiết. Nhưng không còn nữa: bây giờ tất cả mọi người dường như được thuyết phục rằng việc mở rộng quả thực là cần thiết, ít nhất là tất cả mọi người trong OPEC. Nhưng quốc gia thực sự sẽ thực hiện hay phá vỡ thỏa thuận này sẽ là Nga.

Một nguồn tin OPEC yêu cầu giấu tên, nói với Bloomberg rằng Putin đang điều khiển tất cả. Helima Croft -người đứng đầu bộ phận hàng hóa của RBC Capital gọi Tổng thống Nga là “vua năng lượng của thế giới.” Quả thực, Nga có vẻ như đã thay Ả Rập Xê-út làm người điều phối thị trường, cùng với đá phiến Mỹ.

Điều này đã xảy ra như thế nào và OPEC đã bỏ lỡ nó ra sao? Nó đã diễn ra dần dần, giống như sự bùng nổ đá phiến mà OPEC cũng đã đánh giá thấp và bỏ qua cho đến khi quá muộn. Nga có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên. Nó đang cố gắng để sử dụng tốt nhất có thể các nguồn lực này. Nga đã và đang mở rộng sản xuất dầu thô trong nhiều năm qua, đạt mức cao 30 năm vào năm ngoái, với trên 11 triệu thùng dầu mỗi ngày, ngay trước thỏa thuận OPEC ban đầu.

Đây là cách Putin xử sự với Riyadh. Rõ ràng là sự tham gia của Nga trong thỏa thuận cắt giảm sẽ là rất quan trọng để giá hưởng ứng theo hướng mà OPEC muốn. Để đảm bảo phản ứng này, lãnh đạo OPEC – Saudi đã thân mật với Moscow, qua chuyến viếng thăm lần đầu tiên của một vị vua Ả Rập quyền uy cùng với một loạt những thỏa thuận đầu tư sơ bộ, chưa kể đến việc mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga. Dù thực tế Nga là một đồng minh mạnh mẽ của kẻ thù không đội trời chung của Riyadh, Iran, và không có dấu hiệu cho thấy sự sẵn sàng xem xét lại các liên minh trong khu vực của mình.

Cho đến nay, lợi ích của OPEC và Nga dường như ngang hàng, nhưng điều này đang thay đổi. Không phải quá nhiều công ty dầu thiếu động lực để đầu tư vào sản xuất mới, điều mà theo Bộ trưởng Kinh tế Nga Maxim Oreshkin, đang làm tổn hại tới tăng trưởng kinh tế. Mà đó chính là Nga nhìn thấy lợi ích nhiều hơn khi giá dầu thấp hơn.

Thứ nhất, giá dầu càng thấp thì các công ty sản xuất đá phiến Mỹ càng có ít động lực để mở rộng sản xuất. Giống như OPEC, Nga xem sự bùng nổ của đá phiến Mỹ như là mối đe dọa lớn đối với sự ngự trị của mình trong thế giới dầu mỏ toàn cầu. Thứ hai, nền kinh tế Nga hưởng lợi từ một đồng rúp yếu hơn, và giá dầu thấp hơn đồng nghĩa với đồng rúp yếu. Thứ ba, nền kinh tế Nga đã cho thấy khả năng phục hồi mạnh mẽ trước sự sụp đổ của giá dầu. Khả năng phục hồi này đã làm ngạc nhiên những người không quen với lịch sử gần đây, nhưng nó là một trong nhiều lý do để một nước sản xuất dầu số 1 hiện nay trên thế giới cân nhắc về việc mở rộng cắt giảm sản lượng thêm chín tháng.

Nga là nhà sản xuất mà tất cả mọi người đang theo dõi trước cuộc họp OPEC. Nga rất có thể sẽ tham gia gia hạn chín tháng nhưng nếu như vậy, rất nhiều khả năng sẽ làm điều đó dựa trên các điều khoản riêng của mình – và Saudi Arabia cũng như những thành viên còn lại của OPEC có lẽ cần phải chống đỡ những điều khoản này, dù cho là về kinh tế hay địa chính trị.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giai đoạn khủng hoảng của OPEC

Các thành viên OPEC sẽ đến Vienna vào tuần tới cho cuộc họp bán niên vào ngày 22/6. Liệu các thành viên của hiệp định OPEC có quyết định nới lỏng cắt giảm sản xuất hay..

Giá dầu châu Á tiếp tục đà tăng

Trong phiên giao dịch chiều ngày 22/1, giá dầu tại thị trường châu Á tăng sau khi Saudi Arabia cho biết các nhà sản xuất dầu mỏ thế giới sẽ hợp tác chặt chẽ hơn trong năm 2018.
Gi

Việc ngừng sử dụng khí đốt của Nga sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Âu, Bắc Phi

Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (EBRD) cho biết trong một báo cáo mới hôm thứ Ba, các nền kinh tế ở Trung và Đông Nam châu Âu, Tây Balkan, Bắc Phi và Trung Á có thể gặp rắc rối về sự phục hồi sau COVID nếu nguồn cung cấp khí đốt của Nga bị ..

Giá dầu diesel cao kỷ lục sẽ gây ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế Mỹ

Lạm phát cao nhất ở Mỹ trong 4 thập kỷ được dự kiến sẽ tiếp diễn và thậm chí còn tăng trong những tháng tới do giá dầu diesel đang ở mức cao kỷ lục trong bối cảnh tồn kho trong nước rất thấp và thiếu hụt nguồn cung toàn cầu. Dầu diesel được sử dụng t..